Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C… nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Cây bồ công anh có tác dụng gì?
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện nhằm mục đích trả lời câu hỏi “Cây bồ công anh chữa bệnh gì?”. Kết quả cho thấy bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp.
Có thể bạn quan tâm:
- Giải đáp nhanh: Bồ công anh có chữa khỏi được ung thư?
- Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công anh
- Món ăn bổ dưỡng từ bồ công anh có thể bạn không biết
Một số tác dụng trong điều trị bệnh của bồ công anh như sau:
- Điều trị các bệnh về da: Các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng dược liệu bồ công anh. Thân và lá bồ công anh chứa nhựa màu trắng như sữa và có vị đắng, có tính kiềm cao và công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm… nên rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema, ngứa do nấm…
- Tốt cho người bệnh tiểu đường: Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc;
- Phòng chống ung thư: Theo Y Học Cổ Truyền, một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú… Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh;
- Tốt cho xương: Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương);
- Cải thiện chức năng gan: Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong bồ công anh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải. Tuy nhiên, bồ công anh rất khó ăn, nên khi dùng tươi bạn có thể kết hợp với một loại rau xanh khác để chế biến món ăn (sinh tố, salat…). Bằng cách này sẽ giúp bạn giảm được mùi hương nồng của dược liệu và thu được lợi ích sức khỏe của bồ công anh;
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa. Các hoạt chất inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, chất oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có lợi, ức chế và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn ruột có hại;
- Tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu: Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại nhờ đặc tính tẩy bỏ của loại dược liệu này.
Dược liệu bồ công anh thường được sử dụng trong điều trị dưới dạng thuốc sắc với liều dùng mỗi ngày từ 20 – 40g lá tươi hoặc từ 10 – 15g lá khô, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các dược liệu khác (chè dây, lá khôi, khổ sâm…). Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, sỏi mật, viêm túi mật, viêm da tiếp xúc…
Cần lưu ý gì khi sử dụng bồ công anh?
Khi sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Dược liệu bồ công anh ở dạng khô cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh độ ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp;
- Trong thời gian sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh, bạn cần theo dõi các phản ứng của cơ thể như viêm da tiếp xúc, mẫn cảm… Trường hợp các triệu chứng này xuất hiện, bạn cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác;
- Không sử dụng bồ công anh điều trị bệnh ở các đối tượng như sau: Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của dược liệu, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, tắng nghẽn ống mật hoặc tắc ruột.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây cỏ xước và 1001 công dụng diệu kỳ cho người bệnh
- Hà thủ ô – Vị thuốc dễ tìm, giá rẻ nhưng công dụng cực lớn
Như vậy bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bồ công anh có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.