Từ xa xưa cây xạ vàng đã là một trong những loại thảo dược rất quen thuộc với người dân vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, loại cây này được người dân nơi đây sử dụng hàng ngày làm trà để bảo vệ chức năng gan, giải độc bia rượu và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cây xạ vàng còn có công dụng ống giảm mụn nhọt, giúp cơ thể có một làn da trắng đẹp (Có lẽ đây cũng là lý do giải thích vì sao những thiếu nữ người mường thường có làn da trắng và rất đẹp). Đến tận ngày nay xạ vàng vẫn luôn là loại trà được nhiều gia đình ở Hòa Bình coi như bảo bối cho sức khỏe gia đình.
Thông tin chung về cây xạ vàng
Mô tả hình dáng cây xạ vàng
Cây xạ vàng là dạng cây thân gỗ nhỏ, thường chỉ cao dưới 1,5 mét, hình dáng gần giống với cây xạ đen. Thân xạ vàng có màu vàng, nhất là khi thá mỏng rồi đem phơi khô, các thớ gỗ bên trong của xạ vàng có màu vàng nhạt.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng nhanh
- Những bài thuốc từ cây xạ đen hiệu quả, chữa bệnh phổ biến
- Những tác dụng phụ của cây xạ đen cần phải lưu ý là gì?
Cây xạ vàng mọc ở đâu?
Ở nước ta cây xạ vàng thường mọc ở một số khu vực miền núi Tây Bắc, đặc biệt là ở các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong của tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy loài cây này có nhiều ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Thành phần hóa học: Đang cập nhật. Do chưa có những nghiên cứu cụ thể về loại thảo dược trên, những thông tin ở bài viết này chúng tôi mơi chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian.
Cách chế biến, thu hái
Người dân thu hái xạ vàng quanh năm, người ta thường chỉ lấy nguyên phần thân cây để làm thuốc (Không dùng lá và dễ). Theo người dân ở Hòa Bình thì toàn bộ các bộ phận của cây đều sử dụng làm thuốc được, tuy nhiên thân và rễ được cho là có tác dụng tốt nhất.
Nhưng điều đặc biệt là người dân ở đây bao đời nay đã ý thức được giá trị của các loài thảo dược, nên bất cứ loài nào khi khi thác dược liệu người ta không bao giờ đào tận gốc. Mà chỉ lấy thân, lá để giữ gìn bảo tồn nguồn dược liệu quý, sử dụng cho ngày này và mãi mãi về sau.
Thân cây chặt về sẽ được cạo sạch vỏ, bỏ các cành con li ti, rồi đem chặt vát thật mỏng, phơi thật khô bảo quản dùng dần.
Công dụng của cây xạ vàng
Theo kinh nghiệm dân gian, cây xạ vàng có những tác dụng chính như sau:
- Điều trị khô gan
- Mát gan giải độc
- Hạ men gan
- Giải độc do uống nhiều rượu bia
- Giải độc do dùng nhiều thuốc tây
- Hạ mỡ máu cao
- Hỗ trợ điều trị viêm gan B
- Giảm mụn, giúp da dẻ mịn mà không mụn
Ngoài ra cây xạ vàng còn sử dụng để điều trị một số bệnh khác, tùy từng loại bệnh mà dân gian có những cách sử dụng xạ vàng khác nhau.
Cách dùng xạ vàng
Cần chuẩn bị:
- Thân xạ vàng 50g
- Nước sạch 2 lít
- Ấm đun (Có thể dùng ấm nhôm).
Cách dùng:
Lấy 50g xạ vàng khô rửa thật sạch, bỏ vào ấm đun, đổ thêm 1,5 lít nước. Đun sôi nước, duy trì sôi nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút để các dược chất trong thân xạ vàng ngấm, bạn có thể sử dụng được. Nên dùng khi nước còn nóng ấm là tốt nhất.
Xạ vàng uống rất tốt, không có phản ứng phụ lhu sử dụng. Bạn sử dụng nước xạ vàng thay cho nước uống hàng ngày, nếu vào những ngày hè có thể để ngăn mát tủ lạnh uống cho mát.
Cách dùng xạ vàng cho bệnh nhân viêm gan B
- Cây xạ vàng 30g
- Cà gai leo 30g
Hai vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1,5 lít nước. Đun sôi, cạn còn khoảng 1,2 lít nước khi thuốc ngấm thì chắt nước uống trong ngày.
Đặc biệt bệnh nhân viêm gan B, suy giảm chức năng gan sử dụng xạ vàng kết hợp cây cà gai leo mang rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Bệnh nhân viêm gan B sẽ sớm phục hồi chức năng gan, giảm vàng da, vàng mắt khi sử dụng bài thuốc này.
Điều trị mụn: Xạ vàng khô 40g, đun với 2 lít nước. Đun sôi kỹ đến khi cạn còn 1,2 lít nước thì chắt lấy uống thay nước trong ngày.
Ai nên dùng cây xạ vàng ?
- Người mắc chứng khô gan
- Người bị nóng gan
- Người bị vàng da
- Bệnh nhân viêm gan B
- Bệnh nhân men gan cao, mỡ máu cao
- Người thường xuyên dùng nhiều bia rượu
- Người bệnh sau điều trị
- Chị em muốn có một làn da mịn mang, không mụn
Ai không nên dùng cây xạ vàng ?
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ dưới 8 tuổi
Cây thuốc này rất lành, không gây tác dụng phụ. Nhưng hai đối tượng phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 8 tuổi cũng nên hạn chế sử dụng.
Tác dụng phụ của cây xạ vàng ?
Chúng tôi chưa ghi nhận tác dụng phụ nào của loại thảo dược này.
Có thể bạn quan tâm:
- Đông trùng hạ thảo là gì? Sử dụng ra sao cho hiệu quả cao?
- Rau diếp cá có tác dụng gì cho sức khỏe và cách chế biến