Trong thời gian gần đây, sâm đất đang làm mưa làm gió trên các trang cộng đồng, diễn đàn sức khỏe bởi những công dụng mà nó đem lại. Tuy thơm ngon, bổ dưỡng thế nhưng loại củ này cũng gây ra nhiều tranh cãi liệu chúng có thực sự tốt đến như vậy không? Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về nguồn gốc, tác dụng và sử dụng của loài này nhé.
Khái quát về sâm đất
Củ sâm đất được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau như củ yacon, địa tàng thiên nhiên quen thuộc nhất là củ khoai sâm vì chúng có hình dáng rất giống của khoai lang. Ngoài ra, chúng còn được gọi là củ hoàng sin cô và là đặc sản nổi tiếng ở những vùng thuộc tỉnh Lào Cai. Đây là một loài thực phẩm có từ rất lâu đời, nguồn gốc từ Trung Mỹ.
Tuy hình thức giống củ khoai lang nhưng bên trong sâm đất có màu vàng nhạt, mùi thơm hơi giống nhân sâm. Khi ăn sống có vị ngọt mát, nước nhiều và dẻo thơm khi dùng để nấu canh. Loài này xuất hiện từ rất lâu nhưng lại ít người biết được chúng có hai loại chính. Một loại là Smallanthus sonchifolius, có hoa, họ Cúc; loại còn lại là Boerhavia diffusa L, thuộc họ Hoa Phấn (Nyctaginaceae).
Lợi ích của sâm đất đối với sức khỏe
Trong sâm đất có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C,… Chính vì vậy, chúng đem lại rất nhiều lợi ích:
Tốt cho bệnh đái tháo đường
Trong củ sâm đất có chứa hàm lượng fructooligosaccharides (FOS) giúp cơ thể hạn chế hấp thụ đường, tăng cường hoạt động insulin. Đồng thời, FOS còn được sử dụng giống như một chất làm ngọt để thay thế đường ăn thông thường hỗ trợ cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Củ sâm đất tốt cho tim mạch
Các căn bệnh về tim mạch thường xuất hiện ở người già và rất dễ gây ra tử vong. Hàm lượng FOS có chứa trong sâm đất giúp chuyển hóa thành polyphenol và carbohydrate.Hai hoạt chất này làm giảm lượng natri trong máu, cải thiện tình trạng bị tụt đường huyết.
Ngoài ra, khoai sâm còn chứa các chất giúp điều hòa, ổn định lượng cholesterol, ngăn ngừa hình thành và tích tụ cholesterol xấu trong máu gây tắc nghẽn mạch máu. Những người mắc các bệnh về tim và đường huyết, sử dụng khoai sâm rất tốt.
Tốt cho hệ tiêu hóa
FOS có trong sâm đất là một prebiotic kích thích sự tăng trưởng các lợi khuẩn cho đường tiêu hóa từ đó việc hấp thụ khoáng chất, vitamin sẽ được tốt hơn. Chất xơ hòa tan bên trong khoai sâm còn giúp cải thiện các chứng đầy bụng, táo bón.
Giảm cân hiệu quả
Đây là một nguyên liệu tuyệt vời, hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân, làm đẹp của các chị em. Sâm đất là loại thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình giảm cân, đồng thời chúng cũng đem lại cho bạn cảm giác no lâu, hạn chế được việc tiêu thụ các nguồn thức ăn khác.
Đây cũng là loại thực phẩm giảm cân lành mạnh, không chứa tinh bột, hàm lượng calo rất thấp. Hãy sử dụng khoai sâm thường xuyên, cùng chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp để có được vóc dáng lý tưởng nhé.
Phòng ngừa ung thư
Trong củ khoai sâm có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và phát triển. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn vì có hàm lượng vitamin cao.
Tốt cho mắt
Trong sâm đất có chứa vitamin A dồi dào, giúp cung cấp và bổ sung lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể từ đó làm chậm sự phát triển của các bệnh về võng mạc, giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể, giúp mắt sáng khỏe, cải thiện thị lực cho mắt.
Củ sâm đất giúp tăng cường sinh lý nam
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, sâm đất giúp tăng cường lượng testosterone trong cơ thể của nam giới, hỗ trợ khả năng sinh sản, ngăn ngừa các bệnh suy sinh dục ở nam. Sử dụng loại củ này thường xuyên thì khả năng sinh lý của phái mạnh cũng sẽ được cải thiện vô cùng nhanh chóng.
Tốt cho gan
Ngoài những tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, sâm đất còn rất tố trong việc thải độc, mát gan. Do có đặc tính mát nên chúng được sử dụng để giúp thanh lọc cơ thể, thải độc mát gan. Chính vì thế vào mùa hè được thưởng thức một củ sâm là điều mà rất nhiều người mong muốn.
Những món ăn hấp dẫn được chế biến từ củ sâm đất
Với những lợi ích tuyệt vời ấy, sâm đất được mọi người sử dụng rất nhiều để chế biến các món ăn hàng ngày vừa thom ngon lại bổ dưỡng. Một vài món ăn bạn có thể tham khảo để đa dạng hơn cẩm nang nhà bếp của bạn nhé:
Nấu canh xương
Khi ăn sống, sâm đất giòn, ngọt mát và nhiều nước nhưng khi dùng để hầm xương thì hơi dẻo và rất ngọt nước. Món canh này rất dễ làm mà thành phẩm ngọt thơm, thanh mát, rất ngon miệng phù hợp với tất cả mọi người. Chắc chắn rằng, cả gia đình bạn sẽ đều yêu thích món ăn lạ miệng, ngọt thanh này.
Xào thịt bò
Sâm đất xào thịt bò là một món ăn tuyệt hảo cho mâm cơm gia đình. Với mùi thơm của khoai sâm kết hợp cùng mùi của thịt, hòa quyện vào nhau sẽ khiến bạn phải mê mẩn. Khi ăn, món có vị ngọt từ sâm, dai từ thịt, ăn hoài không bị ngán.
Làm nộm, gỏi
Những món ăn thanh mát luôn là lựa chọn hàng đầu trong những ngày thời tiết oi nóng, khó chịu. Món nộm này rất ngon mà lại dễ làm. Công đoạn chuẩn bị, chế biến vô cùng nhanh chóng, không cầu kỳ chắc chắn gia đình bạn sẽ rất thích. Món ăn giòn giòn, thanh mát, điểm thêm một vài con tôm nữa thì lại càng hấp dẫn. Tuy nhiên khi làm nộm, gỏi bạn cần chú ý nhẹ tay vì sâm đất rất giòn, dễ bị gãy dập.
Những ai không nên sử dụng sâm đất?
Đối với bất kỳ thực phẩm nào, dù có bổ dưỡng đến đâu thì nó cũng có một vài lưu ý và không dành cho một vài đối tượng. Để đảm bảo sức khỏe, trong quá trình sử dụng sâm đất, bạn cần chú ý thêm các trường hợp sau đây:
Người sử dụng sâm đất quá nhiều
Nếu bạn bồi bổ khoai sâm quá nhiều trong một thời gian thì bạn có thể sẽ bị ngộ độc, mồ hôi đổ nhiều và dễ bị buồn nôn. Khi có những biểu hiện này, bạn cần ngưng sử dụng để bệnh không trở nên quá xấu.
Người hay bị đầy bụng, khó tiêu, hay bị tiêu chảy
Củ khoai sâm có tác dụng nhuận tràng nên sẽ làm phản tác dụng đối với trường hợp này khiến cho tình trạng tiêu chảy tệ hơn hoặc căng tức bụng hơn.
Phụ nữ mang thai
Khi đang trong quá trình mang thai, bạn vẫn có thể sử dụng sâm đất để giải nhiệt cơ thể, phòng chống huyết áp cao, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu mang thai, bạn không nên sử dụng chúng vì các chất dinh dưỡng của khoai sâm không phù hợp với thai nhi trong giai đoạn này.
Người mắc bệnh gout, rối loạn chức năng thận
Với những trường hợp này, khi sử dụng sâm đất sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc điều trị bệnh và khiến cho bệnh trở nặng thêm. Vì vậy, hãy thật cẩn thận trong quá trình dùng.
Sâm đất thường được sử dụng như nào?
Nguồn dinh dưỡng đa dạng, tốt cho sức khỏe nên sâm đất được sử dụng rất rộng rãi với nhiều cách chế biến phong phú nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 cách sau:
Ăn trực tiếp
Khoai sâm có thể được sử dụng như một loại quả để ăn hàng ngày. Sâm đất mua về chỉ cần rửa sạch sẽ bụi bẩn, gọt bỏ phần vỏ đi là có thể dùng được. Lưu ý không nên gọt quá mỏng bởi như thế khi ăn bạn có thể cảm nhận thấy mùi đất, còn gọt quá dày sẽ gây lãng phí. Khoai sâm khi ăn sống có vị ngọt nhẹ, tươi mát, thơm giống mùi sâm rất dễ ăn.
Làm nước ép
Khoai sâm có chứa nhiều nước nên bạn cũng có thể làm nước ép. Bạn đem rửa sạch, gọt vỏ và thái thành các lát vừa cho vào máy ép là xong. Bạn không cần cho thêm đường vào nước ép sâm đất vì chúng vốn dĩ đã có vị ngọt mát cùng màu vàng đẹp mắt. Hãy làm những cốc nước ép bổ dưỡng này vào những ngày oi bức, nóng nực và háo nước nhé. Chắc chắn chúng sẽ đem đến cho bạn và gia đình những trải nghiệm tuyệt vời.
Sắc thuốc
Để có thể bảo quản và sử dụng được lâu, thì sâm đất còn được mang đi phơi khô dùng để sắc thuốc chữa bệnh hoặc đun nước uống hàng ngày. Sau khi rửa sạch, gọt vỏ thì bạn cắt chúng thành các khoanh tròn mỏng, đem sấy hoặc phơi khô dưới nắng.
Sau đó, bạn bảo quản chúng trong túi hoặc hộp để dùng dần. Trong quá trình phơi, bạn lựa những ngày nắng to để sâm được khô hoàn toàn, cho chất lượng tốt. Đồng thời bạn cũng cần lưu ý dùng vải thưa để che qua tránh bị côn trùng đậu, mang theo mầm bệnh, nấm mốc.
Sử dụng sâm đất cần lưu ý gì?
Để sâm đất phát huy tốt công dụng thì trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý đến rất nhiều vấn đề khác nhau, cụ thể như sau:
- Không lạm dụng, sử dụng vừa phải: Vì như có nói ở trên, sử dụng quá nhiều sẽ dễ bị ngộ độc, buồn nôn, nổi mề đay,… có hại cho cơ thể.
- Những bệnh mắc các bệnh về gan, gout không nên sử dụng.
- Trong thời gian mang bầu 3 tháng, không nên ăn sâm đất.
- Chúng chỉ là thực phẩm hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
- Không nên áp dụng các bài thuốc sâm đất chồng chéo lên nhau và bạn cũng cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
- Khi sử dụng khoai sâm, bạn cần lưu ý mua chuẩn, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo vì do nhu cầu cao nên chúng được bán tràn lan rất nhiều.
Kết luận
Một vài thông tin cần thiết về củ sâm đất chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với bài viết này, bạn hiểu hơn về loại củ này cũng như có những cách sử dụng phù hợp để tận dụng tối đa được những lợi ích mà nó đem lại.