Việt nam đã được biết đến là vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. Chính vì vậy không chỉ có đa dạng các loại động vật mà các loại thực vật cũng phong phú không kém. Trong đó có vô số những bài thuốc quý được lưu truyền trong dân gian với nhiều công dụng hữu ích. Và ngải cứu là loại thực phẩm khá phổ biến ở nước ta. Không chỉ được ưa chuộng trong các bữa ăn mà chúng còn là liều thuốc chữa nhiều chứng bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu chung về ngải cứu
Ngải cứu là loại cây trưởng thành trong khu vực tự nhiên. Chúng có thể mọc dại nhưng cũng có thể nhân giống và trồng cấy để sản xuất và nâng cao năng suất. Được biết đến là loại cây thân thảo có tuổi thọ lâu năm, ngải cứu có thể cao tới khoảng từ 30-40cm.
Đối với những người không rành phân biệt các loại cây thì rất có thể nhầm lẫn giữa cây ngải cứu với rau tần ô. Bởi chúng có lá rất giống nhau, tuy nhiên mùi thơm rất đặc trưng của hai loại là khác nhau. Vậy nên hoàn toàn có thể ngửi mùi để nhận diện.
Còn nếu bạn muốn nhận diện theo đặc điểm sinh học thì hãy quan sát thân cây. Cây rau tần ô thân mềm có thể ăn từ ngọn đến phần thân non. Nhưng với cây rau ngải cứu thì khác. Trên thân của chúng có nhiều rãnh, từ các mắt lá mọc ra các ngọn non. Và tham gia thì khá cứng dù chúng mọc thành cụm.
Dù hữu ích và tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng tuyệt vời như vậy. Tuy nhiên ngải cứu lại là loại cây rất dễ sinh sống và phát triển. Bạn chỉ cần giâm cành cây già xuống dưới đất là chúng đã có thể phát triển và sinh sôi ra nhiều hơn nữa. Bạn cũng không cần tốn quá nhiều công sức chăm bón chính vì vậy loại cây này rất được ưa chuộng tại nước ta.
Các công dụng hữu ích của ngải cứu trong y tế là gì?
Hiện nay có rất nhiều những công dụng khác nhau, nó còn tùy thuộc vào hình thức chế biến và sử dụng. Vậy loại cây này nó có thể chữa những bệnh nào và đâu là những công dụng phổ biến của loại dược liệu tự nhiên này?
Trị các loại bệnh ho, cảm cúm, nhức đầu
Một trong số những công dụng nổi bật nhất của ngải cứu và được nhiều người truyền tai nhau đó chính là công dụng chữa bệnh cảm cúm nhức đầu và ho. Có thể bạn chưa biết loại cây này có tính ấm, khử đờm làm ấm cơ thể và có thể giải cảm phong hàn.
Chỉ vì vậy khi bị ho, cảm nhức đầu hay sốt người ta thường dùng ngải cứu để sử dụng với mục đích trị bệnh. Nó cũng mang lại hiệu quả tức thời vậy nên rất nhiều người sử dụng và truyền tay nhau cách làm này.
Lưu thông tuần hoàn máu
Đối với những người bị thiếu máu lên não, cơ thể thiếu máu thường xuyên cảm thấy hoa mắt chóng mặt đau đầu choáng váng. Nhất là khi đứng lên ngồi xuống bất ngờ hoặc luôn cảm thấy buồn ngủ. Tất cả những điều này đều là dấu hiệu của việc thiếu máu hoặc lưu thông máu kém.
Những lúc như thế này có thể khắc phục và cải thiện tình trạng của cơ thể bằng cách sử dụng ngải cứu. Không cần coi đó là một phương thuốc mà chỉ cần thêm vào những món ăn hằng ngày loại rau này.
Theo những nghiên cứu thì trong loại cây ngải cứu có chứa rất nhiều các hoạt chất làm hưng phấn hệ thần kinh, giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi nhức đầu thúc đẩy tuần hoàn máu não hiệu quả. Chính vì vậy hãy thực hiện ngay món ăn này để tránh được các tình trạng khó chịu của cơ thể.
Hỗ trợ phục hồi thể trạng người bệnh
Với ngải cứu đây được coi là món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng cho cơ thể đang bị suy nhược. Nhất là dành cho những người vừa mới sinh xong, người mới bệnh hoặc những người cơ thể suy nhược không ăn uống được.
Bạn có thể dùng lá ngải để giúp tẩm bổ cơ thể mỗi ngày. Những món ăn nấu với ngải cứu đều rất thơm ngon hấp dẫn kích thích vị giác. Chính vì vậy nên thường xuyên chế biến các món ăn liên quan đến loại cây này để chăm sóc người nhà!
Dùng ngải cứu để sơ cứu vết thương, giúp cầm máu
Công dụng nổi bật của cây ngải đối với những căn bệnh ngoài ra còn có đó chính là cầm máu. Nếu mà hiện các vết thương hở hoặc những vết thương ngoài da mà chưa thể cầm máu được. Hãy rửa sạch một nắm lá ngải sau đó trộn với muối giã nhuyễn.
Sử dụng hỗn hợp đó đắp lên vết thương đừng lo lắng vì chúng sẽ không làm bạn đau đớn đâu. Ngược lại sử dụng ngải cứu để sơ cứu còn là phương pháp giúp cầm máu hiệu quả bởi các hoạt chất hữu ích trong lại cái này giúp giảm đau và lành vết thương hiệu quả.
Ngải cứu có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa
Như đã biết theo những nghiên cứu gần đây cho thấy trong loại cây này có rất nhiều các chất xơ, những dưỡng chất giúp làm giảm co thắt ở ruột. Không chỉ có vậy nó còn sản xuất nước bọt và thúc đẩy các enzim tiêu hóa, hỗ trợ sự trao đổi chất. Nhờ đó cơ thể có thể hấp thu nhiều dưỡng chất và khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ lớn trong điều trị rong kinh rất hiệu quả
Đối với chị em phụ nữ rong kinh quả thực là ác mộng. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nó còn là dấu hiệu của bệnh lý, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu với những người có chu kỳ không đều, thường xuyên rong kinh có thể sử dụng cây ngải cứu như một phương pháp để điều trị.
Để chữa thì bạn sử dụng một nắm ngải cứu đó nấu với nước đun sôi cô cạn bớt, lấy lượng nước uống không sử dụng cặn. Uống thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng nhanh chóng và dứt điểm rong kinh.
Cách làm những món ăn ngon từ lá ngải
Ngải cứu có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn ngon khác nhau. Không chỉ bổ dưỡng mà còn rất hấp dẫn ngon miệng. Chính vì vậy bạn cũng nên thử chế biến một số món ăn ngon làm từ loại cây này để thử cùng gia đình nhé!
Ngải cứu hầm gà ác cực bổ dưỡng
Ngải cứu hầm với gà là món ăn ngon và rất phổ biến ở Việt Nam. Gà bạn có thể lựa chọn gà ác hoặc những loại gà ta rửa sạch bằng muối. Rau ngải chỉ nhặt ngọn non và lá non, sau đó rửa sạch với nước hoặc có thể ngâm nước muối loãng trước khi dùng.
Cho gà vào nồi và hâm từ 30 đến 40 phút sau đó nêm thêm một chút gia vị cho vừa ăn. Tiếp tục bỏ ngày cứu bà nội và hâm cho đến khi cả gà và lá ngải mềm thì có thể tắt bếp và múc ra chén thưởng thức.
Trứng chiên rau ngải
Đây là món ăn ngon và rất phổ biến trong các bữa ăn. Cách làm cũng khá đơn giản và nhanh chóng nên ai cũng có thể thực hiện mà không cần phải chuẩn bị quá nhiều nguyên liệu.
Cách làm như sau: đập trứng vào tô, nêm gia vị nước mắm, bột ngọt, bột nêm sao cho vừa ăn và trộn đều. Rau ngải rửa sạch sau đó băm nhuyễn nếu sợ đắng thì có thể vắt bỏ nước còn không thì cho trực tiếp số lá ngải cứu đã băm vào để trộn đều. Bắc chảo lên đổ dầu vào và đợi cho đến khi dầu sôi là có thể đổ hỗn hợp vào chiên.
Trồng cây ngải cứu tại nhà đòi hỏi kỹ thuật gì?
Ngải cứu không phải là loại cây đòi hỏi kĩ thuật chăm sóc kỹ lưỡng hay quá nhiều những phương pháp phức tạp. Trên thực tế tại Việt Nam khí hậu nước ta vô cùng phù hợp với sự phát triển của loại cây này. Chính vì vậy chúng có thể dễ dàng sinh sôi, lớn nhanh và mạnh mẽ.
Ngải cứu thường mọc thành từng cụm nên chúng có thể hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Ở những vùng đất khô cằn thì chúng ta nên tưới nước để cho cây rau ngải được tươi tốt ra non hơn ăn sẽ không bị đắng.
Ngải cứu cũng phát triển tốt và những mùa thời tiết mát mẻ dễ chịu. Chính vì vậy khí hậu thuận lợi thì loại cây này sẽ không bị đắng mà rất ngon thơm nên ai cũng yêu thích. Nhưng cũng không nên để chúng bị úng nước quá nhiều, nếu không sẽ bị chết.
Hướng dẫn cụ thể cách bảo quản ngải cứu lâu
Nếu nhà bạn trồng ngải cứu như lo sợ chúng sẽ bị già cằn cỗi. Vậy làm cách nào để có thể bảo quản ngải vừa có thể giữ được các dưỡng chất vốn có trong loại cây này. Vừa có thể để được lâu với số lượng lớn mà không tốn công sức quá nhiều.
Bước 1: Nhặt và lựa chọn những phần rau ngon
Nếu nhà bạn có nhiều hoặc mua về nhiều mà chưa cần dùng đến. Hãy nhặt lấy những phần lá còn non và có thể ăn được. Loại bỏ những phần già cứng nhất là những lá bị hư để tránh lây sang những phần khác.
Rửa sạch số rau ngải cứu bạn vừa nhặt với nhiều lần nước. Sau đó ngâm nước muối loãng để loại sạch bụi bẩn Và các hóa chất bán trên cây. Khi ngâm xong vớt lên rổ thưa để ráo nước không nên để lâu bị ngâm nước quá lâu.
Bước 2: Thực hiện luộc sơ ngải cứu
Khi đã ráo hết nước ở bước này bạn cần bắt một nồi nước lên bếp. Khi nước sôi cho vào đó một muỗng baking soda sau đó thêm phần ngải cứu vào xoong. Canh đồng hồ khoảng hai phút là có thể tắt bếp sau đó vớt ra và ngâm với nước lạnh để lâu được xanh tươi.
Bước 3: Vắt rau sạch nước và bảo quản ngăn mát
Tiếp theo bạn vớt phần rau ngải cứu ra và vắt sạch nước thừa trên rau. Có thể vo thành từng nắm tròn to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào sở thích. Sau đó cho chúng vào túi cột chặt. Nếu có hút chân không thì càng tốt sẽ càng bảo vệ được lâu hơn. Hãy bảo quản và giữ ngải ở ngăn mát tủ lạnh nhà bạn nhé!
Kết luận
Ngải cứu có rất nhiều công dụng khác nhau và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần phải biết cách sử dụng và bảo quản để bảo vệ được chất lượng của sản phẩm nếu như nhà bạn không có không gian để trồng trực tiếp. Đừng quên tham khảo cách bảo quản ngải phía trên để đảm bảo chất lượng nhé!