Hiện nay, lá lốt được biết đến là một loại rau có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc chữa bệnh. Không chỉ vậy, loại rau này còn làm cho bữa ăn thêm thơm ngon và tròn vị hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về loại lá này thì có thể tham khảo các thông tin chi tiết có trong bài viết sau nhé.
Đặc điểm chung của lá lốt
Lá lốt là một loại lá thường xuyên được sử dụng trong việc nấu ăn và hỗ trợ cá món trở nên thơm ngon và đậm vị hơn. Khi sử dụng lá này trong chế biến sẽ giúp bữa cơm thêm phần hấp dẫn và cuốn hút hơn.
Nguồn gốc lá lốt
Lá lốt đang được biết đến là một loại rau bắt nguồn từ khu vực các quốc gia ở các nước Đông Á. Rau này được xem là một thành phần không thể thiếu trong các món ăn của người dân nước Lào, Campuchia và cả Việt Nam. Loài cây thường mọc hoang ở những nơi có điều kiện nhiệt độ ẩm ướt và tập trung trồng tại nhiều nơi ở miền Bắc nước ta.
Loại cây trồng ít sâu bệnh hại nhưng bạn cũng nên cân nhắc việc chọn lựa những giống tốt và tăng cường bảo vệ để tránh lá bị cháy. Sau khi trồng khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng thì bạn có thể tiến hành hái lá sử dụng hoặc bán.
Lá lốt ngoài việc bổ sung thành phần và hỗ trợ món ăn ngon hơn thì còn đóng vai trò là một vị thuốc để khắc phục các tình trạng bệnh lý đáng lo ngại như: Tàn nhang, tăng tiết sữa cho mẹ, trị mụn, đau xương khớp… ở mọi độ tuổi. Lá rau này rất dễ trồng và phù hợp với nhiều đất nước có khí hậu nhiệt đới.
Đặc điểm sinh thái
Lá lốt là một giống cây thân thảo và thường ưa những nơi có điều kiện râm mát, ẩm ướt,. Những vị trí có độ ẩm cao cũng thích hợp để cây phát triển tốt, bản lá to và xanh mướt. Cây này phân bổ ở nơi có ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao và phát triển nhanh chóng và ít khi bị xoăn.
Cây lá lốt có đặc trưng là cây thân thảo và thân có rãnh dọc, các lá đơn nguyên, mọc so le, hình trái tim. Bề mặt của lá có màu xanh đậm, bóng, 5 gân chính tỏa ra ôm lấy thân. Các phiến lá thường có chiều dài từ 6-13cm và chiều rộng từ 5-8cm với cuống lá dài 2,5cm.
Cây lá lốt có các cụm hoa đực và hoa cái khác gốc, mỗi bông thường dài 1cm màu vàng. Mỗi hoa có bầu nhẵn hình trứng, với vòi nhụy chẻ 3 và sau khi hoa tàn sẽ có quả mọng chứa một hạt. Cây này hiện đang mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối,còn có ở Trung Quốc, Lào.
Thân cây thường hơi có lông, mọc cao tới 1m với chiều cao trung bình từ khoảng 30-50cm và thân có nhiều đốt. Lá này giúp ích rất nhiều trong quá trình nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp chính vì vậy rất nhiều hộ gia đình đã tiến hành trồng cây này để đảm bảo có điều kiện tốt nhất cho việc sử dụng.
Kỹ thuật trồng và nhân giống cây lá lốt
Lá lốt là một loại lá cực kỳ dễ thích nghi với điều kiện khí hậu tự nhiên và chí cần có một lượng dưỡng chất phù hợp thì cây sẽ nhanh lớn. Cây này thường trồng chủ yếu bằng thân cành, cắt từng khúc dài trong khoảng 20-25cm.
Khi bạn râm cành thì cây lá lốt có thể bén rễ trong khoảng 5-7 ngày và các đốt rất dễ bật mầm. Các nhánh cây, thân mang rễ được râm vào đất và hỗ trợ cây trồng phát triển quanh năm. Giống cây này rất thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để hỗ trợ cây có điều kiện phát triển tốt thì bạn có thể lựa những vùng chân đất nhiều mùn hoặc có bóng cây mát.
Cây này thường được trồng dựa vào những bức tường hoặc hàng rào để cây có đủ điều kiện leo lên dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể trồng theo đám mà không phải làm luống. Lá lốt sinh trưởng mạnh, bạn nên chọn những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên luống sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm và có chất dinh dưỡng để phát triển.
Bạn cũng cần cung cấp lượng phân bón lớn cho cây phát triển nhanh hơn theo liều lượng như sau: Phân chuồng hoai mục sẽ từ 1,5 tấn, phân lân 35kg, phân Urê 10-12kg….Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm một số loại đạm để bổ sung hàm lượng vi chất cần thiết cho sự trưởng thành của cây.
Các tác dụng dược lý của cây lá lốt
Lá lốt mang nhiều công dụng lớn trong việc khám chữa bệnh và có tác dụng tốt trong việc làm đẹp. nếu bạn muốn có một bữa ăn ngon và đạt hiệu quả cao khi nấu thì có thể bổ sung thêm một vài lá này để tăng thêm mùi vị.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Lá lốt tuy không phải thần dược nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các chất cho cơ thể, hỗ trợ người dùng giảm các tình trạng liên quan đến cảm hàn, giảm đau, cầm nôn, giúp tiêu hóa nhanh chóng….Một số bài thuốc dân gian hay đông y cổ truyền còn sử dụng lá này để làm thuốc sắc uống điều trị đau xương khớp, tay chân tê thấp, hiện tượng đổ mồ hôi, phân lỏng….
Theo y học hiện đại
Lá lốt còn có một công dụng cực hiệu quả khi làm tăng khả năng kháng khuẩn, chống lại sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như: Bacillus pyocyaneus, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis… Chính vì vậy, lá này đang giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung thêm khoáng chất và hỗ trợ những người yếu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn có thể điều chế lá lốt thành các dạng như: Cao lá khô, nước ép lá tươi và cao lá tươi… để có thể tăng cường hiệu quả trong quá trình sử dụng. Nếu bạn đang mắc một số vấn đề liên quan đến hệ cơ xương khớp hoặc răng miệng thì có thể dùng ngay loại lá này để tăng cường chất và hạn chế nguy cơ gây ra tình trạng lão hoá sớm.
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đang cho thấy rằng trong thành phần của lá lốt đang có chứa rất nhiều chất tốt, có tác dụng làm tăng khả năng điều trị những bệnh liên quan đến xương khớp. Có đến 29,26% tổng số bệnh nhân điều trị xương khớp hiệu quả nhờ vào việc uống nước ép từ lá này.
Một số thành phần cực kỳ quan trọng của lá lốt như: Alkaloid, chất flavonoid, anthranoid, tanin, lượng lớn tinh dầu, đường khử, các acid amin, flavonoid toàn phần 1,14%, alcaloid… đều chứa trong lá này mang lại hiệu quả lớn khi điều trị bệnh. Bạn đọc có thể sử dụng loại lá này để hỗ trợ nhiều bệnh lý khác và tăng nguy cơ xuất hiện các độc tính lên cơ thể.
Bài thuốc lá lốt
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc tốt hỗ trợ chữa trị các bệnh lý liên quan đến sức khỏe cho mọi người từ lá lốt. Một số vấn đề như chân tay đau nhức, bệnh cảm mạo và các tình trạng liên quan đến hệ cơ xương đều được thuyên giảm thông qua các bài thuốc hiệu quả.
Chữa chân tay đau nhức
Việc sử dụng lá lốt kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: Bưởi bung, các loại cỏ xước, rễ của cây vòi voi… và kết hợp chúng lại với nhau, thái mỏng sắc với 600ml nước. Bạn sẽ thực hiện uống 3 lần mỗi ngày để khắc phục tình trạng bệnh đau chân tay.
Lá lốt trị mụn nhọt
Hiện nay, một số dược liệu như: Cây lá lốt, lá chanh, các loại rau thơm, tía tô, sả… có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc phòng và điều trị mụn nhọt, nấm ngứa ở người. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cẩn thận và thực hiện loại bỏ vỏ chanh và cho toàn bộ hỗn hợp vào xay nhuyễn và bôi lên vết thương.
Trị đau bụng do lạnh
Trong thành phần của lá lốt tươi đang có chứa tới 20g dưỡng chất và nếu bạn đun với 300ml nước, uống trước bữa ăn tối liên tục trong 2 ngày để đạt hiệu quả cao. Bạn nên chuẩn bị nguyên liệu 200g lá tươi để đun và uống trong các bữa sáng tốt để đạt hiệu quả cao nhất.
Điều trị bệnh tổ đỉa
Người dùng nên chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi và tiến hành giã nát lấy nước cốt để uống trong ngày. Đối với phần bã bạn nên cho vào 3 chén nước rồi nấu sôi rồi pha loãng để ngâm rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa và đối với phần bã thì đắp lên trên vết thương 2 lần mỗi ngày.
Điều trị ra mồ hôi chân
Bạn bỏ 30 gam lá lốt rửa sạch, thái nhỏ rồi sao vàng hạ thổ, cho thêm khoảng 3 bát nước đun đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Người dùng sẽ thực hiện chu kỳ uống 2 lần mỗi ngày và hạn chế uống quá nhiều sẽ dễ gây ra những tác dụng phụ.
Lưu ý khi sử dụng lá lốt
Lá lốt được biết đến là một loại lá an toàn tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn nên thận trọng và tìm hiểu ký thông tin về cách dùng và liều lượng. Để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh thì người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý lạm dụng vì sẽ dễ gây phản ứng ngược và tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bạn nên lưu ý không nên dùng quá 100g lá lốt ngày và nếu xảy ra những tình trạng như mẩn ngứa, nổi đỏ và có dấu hiệu mắc bệnh lý khác thì cần liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp và khắc phục kịp thời.
Hiện nay, loại lá này đang được bán rất nhiều trên thị trường tuy nhiên bạn cần cân nhắc thật cẩn thận trước khi mua để tránh gặp phải các tình trạng liên quan đến vấn đề tác dụng phụ. Bạn cần chọn những nơi uy tín, có nhiều người mua và tránh những cửa hàng rau của bán lá trôi nổi, chứa lượng lớn thuốc trừ sâu.
Trong quá trình sử dụng để tránh đi các tác dụng phụ không đáng có thì bạn nên uống nước lá lốt đúng liều lượng để đảm bảo dưỡng chất cung cấp được đầy đủ nhất. Nên tìm hiểu các thành phần của lá này thật kỹ, tránh đi tình trạng nhiễm bệnh hoặc các trường hợp dị ứng.
Kết luận
Lá lốt là một cây có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh và bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn sử dụng. Người dùng cũng cần liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục tình trạng bệnh nhờ vào loại lá này hiệu quả nhất.