Đông trùng hạ thảo – một trong những dược liệu mang đến rất nhiều công dụng với sức khỏe con người. Nên đây được coi là dược liệu quý hiếm mà con người có thể sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng và cách sử dụng như thế nào. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn với nội dung bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu khái niệm thảo dược đông trùng hạ thảo
Đông trùng, hạ thảo là một giống nấm mọc ký sinh trên một loài sâu non được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm rất tốt. Tên gọi “đông trùng hạ thảo” là vì vào mùa đông, một số sâu non bị nhiễm nấm ký sinh có tên Cordyceps sinensis.
Mùa đông, nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ trong cơ thể ấu trùng sau đó lớn lên theo dạng sợi. Qua một thời gian, hường là mùa hè, sợi nấm phát triển mạnh nhờ vào dưỡng chất trong xác trùng, nấm thoát ra khỏi xác sâu. Sau đó chúng vươn lên mặt đất, phát triển thành hình Đông trùng, hạ thảo như các bạn thấy.
Đông trùng, hạ thảo là dược phẩm quý sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Vì thế ngày nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng được chiết xuất từ dược liệu quý này. Có 400 loài Đông trùng, hạ thảo khác nhau đang được sử dụng.
Những loài phổ biến , hầu hết có nguồn gốc từ Bhutan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Một loại dược liệu được biết đến nhiều có thân dài bằng ngón tay và thường có màu nâu hoặc nâu hơi nâu. Nhiều người sử dụng loại dược liệu này với tác dụng tăng cường sức khỏe bản thân.
Nguồn gốc của dược liệu đông trùng hạ thảo
Như đã trình bày ở phần giới thiệu khi nói về nguồn gốc của loài dược liệu quý hiếm này. Trong mùa đông, loài bướm này đẻ trứng và nở thành các ấu trùng sâu non, chúng vùi mình vào những vùng đất để tìm chỗ ngủ đông.
Sau khi ấu trùng ăn phải bào tử nấm hoặc nhiễm nấm qua các lỗ thở chúng bắt đầu xâm chiếm các mô tế bào, ăn hết chất dinh dưỡng bên trong cơ thể ấu trùng.
Lúc này sâu non sẽ bị chết và khi đến mùa hè thì nấm bắt đầu mọc ra khỏi thân sâu, dần phát triển thành hình dạng cây nấm. Đông trùng hạ thảo phát tán các bào tử nấm để chuẩn bị cho cuộc đi săn ấu trùng vào mùa đông .
Tên gọi Đông trùng có nghĩa là sâu sống vào mùa đông và cây cỏ phát triển vào mùa hè. Một quy trình biến chuyển từ hình thái động vật sang thực vật của loài nấm để hình thành nên loại dược liệu này tạo nên tên gọi của nó.
Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo tươi trông giống như những con sâu. Phần đuôi được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non. Có thể nói, nhìn dược liệu này giống như ngón tay dài từ 4 – 11cm và đầu sâu non dài chừng 3 – 5cm, giống như con tằm.
Phân loại các nhánh của đông trùng, hạ thảo
Để có thể phân biệt rõ ràng đông trùng, hạ thảo là gì và chọn mua đúng được loài này phù hợp hiện có trên thị trường. Các bạn cần phải xem kỹ liệu đông trùng, hạ thảo có những loại dưới đây để phân biệt.
Phân loại dựa theo nguồn gốc
- Tự nhiên là một loại dược liệu quý và hiếm, có giá trị dinh dưỡng và sinh học rất cao nhưng chỉ xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao trên 4000m (so với mặt nước biển). Các vùng có loài dược liệu tự nhiên cần khí hậu trong lành như vùng Thanh Hải (Tây Tạng) hay vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc) mới có. Thông thường loại dược thảo này có giá thành rất đắt vì nguồn hàng khan hiếm và chỉ có 1 lần trong năm (mùa hè). Giá đông trùng, hạ thảo trong tự nhiên vào khoảng 15-20 triệu cho một lạng vì thu hoạch chúng cũng rất khó khăn.
- Nhân tạo của đông trùng, hạ thảo ở các quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam hiện tại đã nuôi cấy thành công. Dựa trên cơ thể ấu trùng là sâu hoặc nhộng, trên cơ chất từ đậu xanh, gạo lứt (đế sinh khối)….Ở Việt Nam loại được nuôi trồng thành công đó là Cordyceps Militaris và Cordyceps Takaomontana.
Phân loại theo hình thái
- Nguyên con có nghĩa là nó còn giữ được nguyên hình dạng khi nấm ký sinh trên sâu ấu trùng. Do đó, người mua sẽ thấy có 1 con sâu non cùng một mầm nấm khi mua nên đây là loại có giá trị cao nhất.
- Dạng nước đã trải qua quá trình chế biến, thường được đóng gói hoặc đóng thành chai nhỏ cho dễ sử dụng. Loại này chiết xuất mang các thành phần tinh túy nhất. Tùy vào đơn vị sản xuất nuôi trồng, sẽ cho tỉ lệ dưỡng chất khác nhau sẽ có giá thành khác nhau.
- Dạng viên nang cũng đã trải qua quá trình chế biến và cho vào các viên con nhộng với tỉ lệ nhất định.
- Dạng bột có dinh dưỡng của đông trùng, hạ thảo vẫn giữ nguyên và không trải qua quá trình chế biến. Người mua có thể dùng bột để pha trà, thêm vào món ăn hoặc pha cùng mật ong cho quá trình sử dụng.
Phân loại đông trùng, hạ thảo dựa vào trạng thái
- Dạng tươi là loại nguyên con, vừa mới khai thác được 1 tháng trở lại. Loại này sẽ đảm bảo gần như tối đa các dưỡng chất quan trọng và phải được bảo quản ở nhiệt độ -50 độ C nếu muốn sử dụng.
- Dạng khô vẫn là loại nguyên con, được làm sạch, phơi khô và có thể dùng trong thời gian dài.
Tìm hiểu về tác dụng của đông trùng, hạ thảo là gì?
Có thể thấy rằng, đông trùng, hạ thảo là một loại dược liệu quý có giá thành rất cao trên thị trường. Tất nhiên về mặt tác dụng cho sức khỏe của nó rất lớn nên mới có được như vậy. Chúng ta cùng khám phá các tác dụng của loại dược liệu này ngay sau đây.
- Tác dụng đối với hệ tuần hoàn, với tim và não
Đông trùng hạ thảo làm giãn những mạch máu và làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong cơ thể. Thảo dược này còn có khả năng điều hòa lipid máu, làm giảm cholesterol, lipoprotein giúp phòng bệnh ngừa xơ vữa động mạch.
- Làm cho hệ hô hấp khỏe mạnh
Một số nghiên cứu đã cho thấy đông trùng, hạ thảo có tác dụng bình suyễn, trừ đàm tốt. Sự tác động của hỗn hợp chứa đông trùng, hạ thảo với hiệu suất tập thể dục ở những người trẻ tuổi sau ba tuần tăng 11% so với việc dùng giả dược.
- Dược liệu chống lão hóa tốt
Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng hàm lượng các chất có trong đông trùng, hạ thảo mang tiềm năng chống lão hóa tốt vì họ đã thí nghiệm trên chuột già. Nó có thể giúp cải thiện trí nhớ và tình dục trên cơ thể chuột.
- Tăng sinh lực cho nam giới khi sử dụng
Thí nghiệm trên động vật đã cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng tương tự như hormone nam tính và làm tăng trọng lượng tinh hoàn.
Cách sử dụng đông trùng, hạ thảo thế nào hợp lý?
Đông trùng hạ thảo có nhiều cách khác nhau để sử dụng mà nhiều người vẫn thường áp dụng. Đó là sử dụng bằng cách ăn trực tiếp, ngâm rượu, ngâm mật ong và dưới đây là các hướng dẫn sử dụng cụ thể nhất.
Đông trùng, hạ thảo là gì có thể ăn trực tiếp không?
Đây là cách nhanh nhất và thuận tiện nhất để sử dụng đông trùng, hạ thảo. Sau khi đã được c vệ sinh và tiệt trùng kỹ càng nên bạn có thể sử dụng trực tiếp không cần lo ngại vấn đề gì.
Sử dụng để nấu cháo
Cách sử dụng tốt nhất cho những người mới ốm dậy với dược liệu này là dùng để nấu cháo. Nó có khả năng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh rất tốt.
Bạn có thể nghiền nhỏ khi sử dụng đông trùng, hạ thảo khô để nấu cháo với cách làm đơn giản. Nấu cháo như bình thường, khi gần chín thì cho đông trùng hạ thảo vào nấu thêm 30 phút là có thể sử dụng.
Ngâm Đông trùng, hạ thảo với rượu
Rượu đông trùng, hạ thảo có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh ung thư, các bệnh liên quan đến thận, tăng cường sinh lý cho nam giới. Bạn cũng có thể mua rượu đông trùng, hạ thảo được bán sẵn trên thị trường nhưng không nên uống quá 20ml/ngày nhé.
Ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong
Ngâm 10 – 15gr đông trùng, hạ thảo loại tươi hoặc 3 – 5g loại khô với 0.75 – 1 lít mật chất lượng. Ngâm trong vòng 10 – 15 ngày là đã có thể dùng được. Mỗi ngày lấy 2/3 – 1 thìa canh hỗn hợp ngâm pha loãng với nước ấm để uống vào sáng hoặc tối là tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu đông trùng hạ thảo là gì?
Về mặt thời gian sử dụng thì cần dùng nấm đông trùng, hạ thảo phát huy tối đa công dụng là vào buổi sáng sớm và trong lúc đói. Không nên dùng vào ban đêm trước khi ngủ vì có thể gây mất ngủ.
Muốn đông trùng hạ thảo tiết ra được hết các dưỡng chất tốt nhất nên hãm trà ở nhiệt độ 100 độ C trong khoảng 4-5 tiếng và uống thường xuyên. Còn nếu sử dụng với mật ong thì cũng chỉ nên dùng vào buổi sáng.
Các trường hợp không được dùng thảo dược này.
- Trẻ nhỏ không nên dùng vì theo đông y thì trẻ em có thể ‘nóng’ và đông trùng, hạ thảo cũng có tính nóng và không nên kết hợp.
- Người đang chuẩn bị phẫu thuật hay rối loạn đông máu cũng không nên sử dụng. Vì nấm đông trùng hạ thảo để tránh nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
- Một số nhóm người viêm khớp, thấp khớp, xơ đa cứng,… cũng không nên dùng vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai, đang có con bú và đang hành kinh cũng là đối tượng không nên sử dụng.
- Không dùng đông trùng, hạ thảo cả con với những người dị ứng với sâu tằm.
- Không dùng với người bị gan.
Kết luận
Đông trùng hạ thảo là gì đến đây có lẽ các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Việc sử dụng loại dược liệu này thường xuyên với đúng liều lượng chắc chắn rất tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về loài dược liệu này.