Cây nhọ nồi ở Việt Nam khá phổ biến, thường mọc dại. Tuy nhiên, loại cỏ dại này lại chứa nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Khi sử dụng đúng cách, cỏ nhọ nồi có thể hỗ trợ chữa trị một số loại bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về loại thảo dược này qua những chia sẻ sau đây.
Đôi nét về nguồn gốc cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi hay là cỏ mực, hạn liên thảo, thủy hạn liên. Tên khoa học của loại cỏ này là Eclipta alba Hassk, có hoa họ Hoa Cúc. Khi bạn vò nát cây sẽ chảy ra nước mực màu đen. Chúng mọc hoang ở nhiều nơi khác nhau, dễ dàng tìm thấy tại những vùng quê Bắc Bộ.
Khu vực sinh sống của cây cỏ mực là nơi thoát nước kém, bùn lầy ven ao, mương, sông… Đặc biệt là trong môi trường đất ngập nước, xáo trộn. Đôi khi bạn vẫn có thể bắt gặp cỏ nhọ nồi ở khu vực đất khô hơn. Loài cây này ưa ẩm ướt, phát triển tốt trong điều kiện đất mùn hoặc đất bùn.
Đặc điểm hình thái của cây nhọ nồi
Ở châu Á, cây cỏ mực là một vị thuốc, thân chia làm nhiều nhánh, có lông xù, mọc thẳng hoặc đối nhau. Bộ rễ của cây phát triển tốt, màu xám, hình trụ, thân gỗ có múi, màu đỏ nhạt, dài tầm 30cm hoặc cao hơn, bao phủ bởi nhiều lông cứng, ngắn. Đặc điểm hình thái của cây nhọ nồi như sau:
- Lá: Màu xanh xám, đơn giản, mọc đối nhau, khá thô ráp. Lá cỏ mực có chiều dài 2 – 10cm, rộng khoảng 1 – 3 cm. Phần đỉnh cùn hoặc nhọn, hơi có răng cưa hoặc rìa toàn bộ, chủ yếu không cuống.
- Quả: Quả có màu nâu nhạt tới đen, dài tầm 2-3 mm. Phần đỉnh quả của cây cỏ mực lông ngắn, dễ gãy, thường có màu trắng.
- Hoa: Đường kính phần đầu hoa tầm 1cm, cụm hoa màu trắng không cuống. Tràng hoa xếp ly, màu trắng, dài tầm 2-3 mm. Hoa đĩa rất nhiều, dài 1,5-2 mm và có dạng hình ống. Nhị năm, rời nhau dạng sợi, bao phấn và kết thành ống quanh nhụy.
Công dụng tuyệt vời từ cây nhọ nồi mang đến cho con người
Cỏ nhọ nồi là loại thảo dược thiên nhiên có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Qua hàng ngàn năm nay, loại cỏ này vẫn xuất hiện trong một số bài thuốc quý. Dưới đây là một số lợi ích phổ biến bạn sẽ nhận được khi sử dụng:
Phòng chống ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây nhọ nồi có khả năng ức chế tế bào ung thư trong gan phát triển. Các phân tử hữu cơ tìm thấy trong cỏ nhọ nồi phá vỡ phân tử DNA tăng sinh tế bào ung thư. Từ đó gây độc tế bào cũng như giết chết tế bào nguy hiểm, đột biến đó.
Ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu
Cây nhọ nồi có nhiều đặc tính khử trùng, kháng khuẩn nên đạt hiệu quả cao khi điều trị, ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi dùng cỏ nhọ nồi cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, dược liệu này sẽ vô hiệu hóa vi khuẩn, làm giảm khó chịu. Từ đó giúp bàng quang được khôi phục các chức năng bình thường.
Tăng sức khỏe cho gan
Vàng da là tình trạng sức khỏe nguy hiểm nhiều người đang mắc phải. Điều này ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, dẫn đến sự đổi màu da. Cây cỏ mực đã được dùng nhiều năm qua để cân bằng gan, đảm bảo chức năng gan bình thường và hiệu quả.
Hỗ trợ trị viêm ruột
Trường hợp bạn phải chịu đựng tình trạng xấu hổ, khó chịu của bệnh trĩ, việc tìm phương pháp giảm đau thường khá khó khăn. Cây nhọ nồi đã cho kết quả vượt trội để giảm viêm đối với khu vực nhạy cảm này, giảm đau, làm dịu đường ruột.
Chữa những vấn đề về hô hấp
Đối với người bị ho hoặc viêm đường hô hấp mãn tính, sử dụng cây nhọ nồi rất tốt. Về bản chất, tính kháng khuẩn của cỏ mực có thể làm sạch đờm, sạch nhiễm trùng nơi mầm bệnh đang phát triển.
Tốt cho mắt
Trong lá nhọ nồi, người ta tìm thấy hàm lượng carotene cao, một chất chống oxy hóa khá quan trọng với sức khỏe đôi mắt bạn. Carotene giúp loại bỏ những gốc tự do khiến điểm vàng mắt bị thoái hóa, hình thành nên bệnh đục thủy tinh thể. Bạn nên thêm cỏ nhọ nồi vào trong chế độ ăn uống để giữ thị lực rõ hơn.
Tốt cho sức khỏe tóc
Tóc gàu, thưa hoặc rụng sớm là những vấn đề về tóc nhiều người phải đối diện. Do đó, để chữa những vấn đề này bạn nên cho thêm cỏ nhọ nồi vào dầu gội. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa khô da, dưỡng ẩm da đầu, củng cố lớp nang lông và nền chống rụng tóc. Đồng thời hỗ trợ làm chậm tình trạng hói đầu, mang đến bạn mái tóc bóng mượt.
Chống chứng thiếu máu
Do chiết xuất của cây cỏ mực chứa lượng sắt cao nên những món súp đơn giản từ loại cỏ này có thể hỗ trợ trị bệnh thiếu máu. Bạn đừng quên sử dụng thường xuyên để sớm đạt công dụng như mình mong đợi nhé.
Cải thiện làn da
Cây nhọ nồi có đặc tính hỗ trợ chữa lành hầu như các vấn đề về da do những tạp chất trên da. Loại thảo dược này giúp thanh lọc máu tự nhiên, trực tiếp tác động để giảm thiểu bệnh ngoài da. Để cải thiện làn da, bạn có thể bôi ngoài da hoặc uống. Không chỉ mang tới làn da khỏe mạnh và tươi trẻ, cây cỏ mực còn chữa lành nhanh chóng những vết thương khác nhau.
Những bài thuốc hay làm từ cây nhọ nồi
Với những công dụng tuyệt vời ở trên, có thể thấy cây cỏ mực rất tốt đối với sức khỏe chúng ta. Sau đây là một vài bài thuốc hay từ cây cỏ mực bạn cần biết:
Chữa thể trạng suy nhược và tiểu đường
Sắc các loại thảo dược gồm có lư căn tươi 30g, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, cỏ nhọ nồi 10g, ô mai 5 quả, ngọc trúc 10g, nữ trinh tử 10g. Mỗi ngày bạn cũng uống một thang để điều trị tình trạng trên.
Cầm máu và trị thanh nhiệt lương huyết
Bạn chuẩn bị đan bì 9g, trắc bách diệp 12g, tiên hạc thảo 12g, rễ cỏ tranh 15g, cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 12g, tri mẫu 9g, hỏa ma nhân 12g, hoàng cầm 9g. Bạn sắc mỗi ngày uống một thang, bài thuốc này cũng có thể chữa táo bón, chảy máu cam và viêm mũi dị ứng.
Chữa bệnh về thận
Nếu đang bị viêm thận mạn tính, viêm cầu thận bạn có thể tham khảo bài thuốc này. Trong bài thuốc chữa bệnh về thận gồm xuyên khung 10g, thục địa 10g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g, cỏ nhọ nồi 30g, tiểu kế 30g, đương quy 10g, xích thược 15g, bồ hoàng 15g. Bên cạnh đó, bài thuốc này cũng chữa được chứng tiểu tiện khó, đau lưng, kinh nguyệt lâu không sạch, đái dắt.
Bài thuốc từ cây nhọ nồi cho phụ nữ
Bài thuốc này sẽ hỗ trợ chữa mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, mãn kinh, nhức đầu cho phụ nữ khá tốt. Bạn cần có những nguyên liệu như hoàng cầm 9g, đương quy 9g, hoa cúc 9g, sinh địa 12g, ngưu tất 9g, cỏ nhọ nồi 9g, hồng hoa 9g, xuyên khung 6g, bạch thược 12g, lá dâu 9g, nữ trinh tử 9g. Hãy sắc để uống ngày một thang thuốc.
Bệnh Eczema ở trẻ em
Bạn dùng 50g cỏ nhọ nồi đem sắc lấy nước cô đặc rồi thoa vào vết đau. Sau khoảng 2 – 3 ngày thoa thuốc sẽ giảm dịch rỉ rõ ràng, đỡ ngứa, đóng vảy, sau tầm 1 tuần là khỏi. Bệnh Eczema theo y học cổ truyền đánh giá thuộc phạm trù thai liễm sang. Nguyên nhân chủ yếu là do thấp nhiệt nội uẩn rồi phát ra ngoài da. Khi chữa bằng cỏ nhọ nồi, da trẻ em không bị kích ứng.
Bài thuốc từ cây nhọ nồi bổ âm điều kinh
Cỏ nhọ nồi có tác dụng chữa bệnh bị rong kinh ở phụ nữ. Tình trạng cụ thể đó là kinh nguyệt có chu kỳ kéo dài hơn bình thường, gây khó chịu, rối loạn sức khỏe, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt. Để chữa rong kinh, bạn lấy thanh hao 10g, sinh địa 15g, đan sâm 10g, cỏ nhọ nồi 12g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g rồi uống mỗi ngày một thang.
Điều trị ung thư
Theo một vài tài liệu Trung Quốc đã chỉ ra rằng khi kết hợp cây nhọ nồi cùng các vị thuốc khác có thể điều trị được bệnh xương, cổ tử cung, dạ dày, bạch huyết, họng. Đối với việc chữa ung thư họng, bạn chỉ cần sử dụng cỏ mực 50g tươi vắt lấy nước hoặc sắc nước uống mỗi ngày.
Chữa gan nhiễm mỡ
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ bằng cỏ nhọ nồi gồm các thành phần như trạch tả 15g, nữ trinh tử 20g, cỏ nhọ nồi 30g, đương quy 15g. Nếu bạn bị gan nhiễm mỡ vì nghiện rượu nên cho thêm bồ công anh 15g, cát căn 30g, hạt khúng khéng 15g. Còn với người béo phì bị gan nhiễm mỡ, bạn thêm lá sen 15g và đại hoàng 6g. Mỗi ngày sắc một thang thuốc lấy nước uống.
Tác dụng phụ của cây nhọ nồi nếu dùng sai cách
Dù là thảo dược lành tính, sử dụng cho chữa nhiều bệnh lý nhưng người dùng vẫn cần sự cẩn thận. Bởi nếu bạn dùng cây cỏ mực sai cách có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Dễ gây kích ứng dạ dày, buồn nôn.
- Khô và ngứa bộ phận sinh dục.
- Không sử dụng cây nhọ nồi đối với người đi ngoài phân lỏng, tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mãn tính, hay đầy bụng…
- Không sử dụng cho phụ nữ nguy cơ gây sảy thai cao hoặc đang mang thai.
- Chỉ nên dùng cây cỏ mực trong những trường hợp bệnh mới mắc, còn nhẹ. Trường hợp bệnh trở nặng, bạn phải tới cơ sở y tế để kịp thời được thăm khám.
- Khi dùng cho đối tượng trẻ nhỏ cần cẩn thận, hỏi kỹ ý kiến bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng.
- Nếu kết hợp với nhiều loại dược liệu cần bác sĩ đồng ý để tránh bị tác dụng phụ, gây dị ứng.
Kết luận
Cây nhọ nồi mang lại cho chúng ta nhiều công dụng tuyệt vời khác nhau. Tùy theo từng tình trạng, vấn đề cơ thể đang gặp phải, bạn sẽ chọn lựa những bài thuốc riêng. Dù lành tính nhưng người dùng vẫn cần chú ý để không sử dụng sai cách, gặp phải rủi ro và tác dụng phụ không đáng nhé.