Theo Y Học Cổ Truyền, cây nhọ nồi là cây thải dược không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, ích âm, bổ thận thường được dùng trong điều trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mẩn ngứa, chảy máu cam, mề đay… Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Cây nhọ nồi có tác dụng gì?
Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo. Đây là loại cây cỏ, kích thước 30 – 40cm. Thân cây có màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống lá, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây nhọ nồi. Khi sử dụng để làm thuốc có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, bạn cần cắt lấy hết toàn bộ bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng thì rửa sạch lại, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô.
Có thể bạn quan tâm:
- Những bài thuốc hay làm từ cây nhọ nồi mọi người nên biết
- Tác hại của cây nhọ nồi nếu dùng sai cách có thể bạn chưa biết
- Nguồn gốc cây nhọ nồi và các đặc điểm nổi bật của chúng
Tùy theo yêu cầu sử dụng có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc. Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận….
Theo tài liệu cổ của Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, choáng váng, chữa đau răng, chữa chứng lâu tiêu, giúp lành vết thương. Tại Trung Quốc, toàn cây cỏ nhọ nồi được dùng làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, gan to, vàng da, đau lưng.
Tại nước ta, theo Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực cơ tử cung… Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị chứng gan to, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
Uống nhọ nồi có hạ sốt không?
Theo đông y, cây cỏ nhọ nồi có tác dụng hạ sốt. Bài thuốc hạ sốt như sau: Cỏ nhọ nồi kết hợp với sài đất, 16g cây cối xay, củ sắn dây mỗi vị 20g, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang thuốc.
Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
Theo tài liệu của Trung Quốc, để hỗ trợ chữa ung thư, cỏ nhọ nồi được dùng phối hợp với những vị thuốc khác trong ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để hỗ trợ chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi
- Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện phân lỏng, sôi bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi.
- Đối với phụ nữ mang thai thì cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.
Có thể bạn quan tâm:
- Đông trùng hạ thảo là gì? Sử dụng ra sao cho hiệu quả cao?
- Cây xạ đen có tác dụng gì đáng giá với cơ thể mỗi người?
Sau bài viết, chúng tôi mong rằng bạn sẽ biết thêm nhiều lợi ích của cây cỏ mực – một loài cây thần được xem như “thần dược” tự nhiên và dễ tìm. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu dùng bất kỳ bài thuốc từ loại dược liệu nào để trị bệnh thì cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc và kiểm soát liều lượng để đảm bảo an toàn nhé.
Tổng hợp: https://dongy247.net/