Cây hoàn ngọc khá phổ biến ở nước ta, nhưng được trồng nhiều ở các vùng phía Bắc, đặc biệt nhiều ở vùng núi và đồng bằng. Thông thường người ta phơi khô hay để tươi phần lá và rễ cây để dùng trực tiếp, hoặc nấu cô đặc thành cao, tán bột mịn dùng với nhiều mục đích khác nhau. Bạn đã biết gì về những tác dụng của loại dược liệu quý này chưa?
Sơ lược vài chi tiết về cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc là loại cây phát triển khá nhanh, và có thể sống tới 7 năm tuổi, nên ngày nay được nhiều gia đình trồng tại nhà như một cây dược liệu quý. Với chiều cao khoảng 1 – 2m, giống cây này thường sống thành dạng bụi lâu năm. Với đặc tính mùi vị không khó chịu, vị đắng.
Loại dược liệu được biết đến với những công dụng kháng nấm, kháng khuẩn hay dùng trong điều trị các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá, viêm loét dạ dày.
Ở một số nơi người ta còn hay gọi là cây xuân hoa, cây nhật nguyệt hoặc cây khỉ con và có hai loại thông dụng:
- Loại màu đỏ: có đầu lá cây màu hơi nâu hoặc đỏ khi còn non, có tính đắng, vị hơi chua và chát. Lúc già sẽ bắt đầu chuyển sang màu xanh và có khi xanh đậm hơn, được bao phủ thêm một lớp lông tơ bên ngoài bề mặt lá.
- Loại màu trắng: lá cây không phải có màu trắng mà chỉ đơn thuần một màu là xanh, có phần xanh hơi nhạt khi non, sẫm hơn khi già. Ở phần lá có chứa nhiều dịch nhầy nên có rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe con người.
Tác dụng được tìm ra ở cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc có thể dùng được cả phần lá, phần cây và phần rễ để làm các loại thuốc có tác dụng tốt với con người. Do chứa các hoạt chất acid hữu cơ, saponin, diệp lục toàn phần, protein, sterol…
Kháng nấm, kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch
Khi dùng trực tiếp lá cây hoàn ngọc, hoặc các chế phẩm từ lá cây đều giúp cơ thể bạn chống lại nhiều vi khuẩn như : vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương hay một số loại nấm mốc khác. Ngoài ra, nhờ tính bình, còn có tác dụng giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt, nên từ lâu hay được dùng cho các bệnh lý thông thường như cảm cúm, sốt cao.
Lá và cây hoàn ngọc có tác dụng với các bệnh nhân ung thư
Hoạt chất axit pomolic có trong thân cây hoàn ngọc, có tác dụng hỗ trợ điều trị các căn bệnh ung thư, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng đau nhức. Đặc biệt là chứa hoạt chất lupeol, một chất rất tốt trong việc điều trị bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, chỉ được dùng nhiều ở giai đoạn ung thư ban đầu.
Giúp cải thiện các bệnh lý về tim mạch, gan và tiểu đường
Dịch lá cây hoàn ngọc có khả năng giúp hạ huyết áp, chậm nhịp tim, cũng như điều hoà đường huyết rất hiệu quả. Đối với những bệnh nhân mắc xơ gan, viêm gan, hoạt chất betulin, lupeol, axit pomolic trong cây còn có tác dụng giải độc gan, vì thế hay được dùng trong các loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới gan.
Ngoài ra, cây hoàn ngọc còn có tác dụng làm kích thích sự hoạt động của insulin trong cơ thể, một hoạt chất ảnh hưởng lớn tới bệnh tiểu đường. Từ đó, điều hoà đường huyết ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đối với những người khoẻ mạnh.
Cây hoàn ngọc hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hoá và ngoài da
Một số chứng bệnh tiêu hoá thông thường như đau bụng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu hay tiêu chảy, viêm loét tá tràng… đều có thể sử dụng cây hoàn ngọc chữa trị.
Đối với bệnh viêm loét ngoài da, thành phần sterol, flavonoid, carotenoid, các acid hữu cơ có trong lá cây hoàn ngọc cũng giúp kháng khuẩn, giúp tình trạng bệnh nhanh lành hơn. Vì thế dân gian hay dùng lá ngọc hoàn, đắp lên các vết thương hoặc bôi các chế phẩm.
Các phương thuốc quý báu từ cây hoàn ngọc
Từ lâu theo đông y, cây hoàn ngọc giúp thanh nhiệt, giải độc, và điều trị một số bệnh lý thông thường như cúm, sốt, bệnh lý về tiêu hoá, hay các bệnh ngoài da.
Chữa các bệnh tiết niệu hoặc tiêu hoá
Lá cây hoàn ngọc tươi sau khi rửa sạch, đem giã nhỏ, hoặc xay nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt để uống trực tiếp, và một lần khoảng 20-25 lá mỗi lần uống, cho tới khi khỏi bệnh. Giúp điều trị các bệnh như tiểu rắt, tiểu ra máu hay tiết niệu.
Chữa các bệnh về tiêu hoá như viêm nhiễm, viêm loét: lấy khoảng 7-9 lá ngọc hoàn tươi, rửa sạch, sau đó ăn sống mỗi ngày 2 lần. Đều đặn trong vòng 7 ngày, sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.
Chữa các bệnh liên quan đến gan, hay xuất huyết
Chữa bệnh từ lá, như xơ gan, viêm gan: cần 10 lá ngọc hoàn tươi, dùng với liều lượng 3 lần/ ngày, và chỉ ăn trực tiếp khi đang đói và sử dụng liên tục trong khoảng 3 tuần. Hoặc nếu không có lá tươi, bạn có thể tìm mua dạng bột khô mịn, pha cùng với nước lọc và cũng lưu ý uống trước bữa ăn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê.
Các bệnh xuất huyết đường tiêu hoá, trĩ, ho ra máu: dùng lá hoàn ngọc tươi, với liều lượng 7-9 lá, ăn sống trực tiếp 2 lần một ngày. Hoặc dùng lá khô hãm uống nước khoáng 500ml/ ngày.
Chữa các bệnh huyết áp hoặc ung thư
Chữa các bệnh huyết áp: Dùng phần rễ với cây đủ từ 5 năm tuổi trở lên, và phần lá đem phơi khô, sau đó dùng làm trà hãm nước uống hằng ngày. Đối với những người bị tái phát bệnh huyết áp, có thể dùng lá tươi, liều lượng 7-9 lá, rửa sạch và ăn sống trực tiếp.
Chữa các bệnh ung thư từ lá cây hoàn ngọc : Ở giai đoạn bệnh đầu, dùng 10 lá tươi, ăn trực tiếp 5 lần/ngày, sử dụng tới khi các triệu chứng đau nhức khó chịu có dấu hiệu thuyên giảm. Đới với giai đoạn đã lâu, thì cần tăng liều lượng lên thành 15 lá, và dùng 6 lần/ngày. Hoặc dùng kết hợp 1 cốc nước ép lá hoàn ngọc buổi sáng, cùng một nắm lá hoàn ngọc nấu chín vào buổi tối.
Những điều đáng lưu tâm khi dùng cây hoàn ngọc
Lá cây hoàn ngọc hay được sử dụng ăn sống trực tiếp, khi đó bạn cần nhai thật kỹ, nhai chậm thì mới tận dụng được hết các tác dụng của loại dược liệu này. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các loại bột khô, lá khô đun nước thay cho lá tươi nếu cảm thấy khó dùng ở dạng tươi đều được, vì công dụng cũng không quá khác nhau.
Được xem là lành tính, không có độc hại hay kháng thuốc cũng như phản ứng với các loại thuốc khác. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng một cách phù hợp đặc biệt là những người mắc các bệnh đang trong giai đoạn điều trị có sự can thiệp của thuốc tây y. Cũng không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều, tránh trường hợp có những kết quả không mong muốn trong quá trình chữa trị bệnh.
Cách gieo trồng và chăm sóc cây khoa học
Ngày nay, cây hoàn ngọc được nhiều người tìm để trồng vì các dược tính của nó tốt với sức khỏe con người.Tuy không hề khó trồng nhưng nếu không biết cách chăm sóc vẫn có thể dễ bị héo khô, hoặc chết. Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin cơ bản để có thể trồng và chăm sóc loại dược liệu quý này nhé.
Đặc điểm sinh trưởng của cây
Đây là loài cây mọc thành bụi, rất dễ phát triển trong điều kiện tốt và là loài cây thân mềm sống lâu năm. Lá của nó mọc đối xứng trên cành, hình mũi mác dài tới 17cm, cuống khá nhỏ, có một lớp lông mịn và vị hơi chua. Màu sắc lá có hai loại là tía đỏ và xanh thẫm để phân biệt giữa hai loại là ngọc hoàn đỏ và ngọc hoàn trắng.
Hoa thường nở thành cụm ở phần đầu cành, có màu trắng pha tím nhạt, hay nở vào tháng 1-3 trong năm. Sau đó hoa tàn thì hình thành quả, mỗi quả chứa 4 hạt.
Không chỉ lá mà phần thân, rễ của cây đều có thể dùng làm dược liệu quý. Chỉ cần 1 tháng sau khi trồng là có thể sử dụng lá, còn phần rể thì cần tới 6-7 năm mới đạt tiêu chuẩn sử dụng.
Cách trồng cây hoàn ngọc
Loài cây này quý nhưng rất dễ trồng, cũng không kén thổ nhưỡng, thời tiết nào cũng có thể sinh sống được. Việc trồng cây này, thường sẽ dùng phần nhánh cây đã bánh tẻ, sau đó cắm xuống đất thì khoảng 2 tháng sau cây đã có thể cho thu hoạch. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng hơn, bạn có thể tìm mua cây giống, đã được các vườn ươm giâm cành ra lá, chỉ cần đem về trồng trực tiếp.
Tuy loại cây này rất dễ sống nhưng đối với những cây con mới trồng hay phần cành mới giâm dưới đất, bạn cần che nắng và giữ độ ẩm cần thiết để cây con có thể thuận lợi phát triển. Loại cây này cũng không yêu cầu diện tích đất quá nhiều, vì thế ngay cả khi không có vườn, bạn đều có thể trồng vào chậu đặt ở ban công.
Cách chăm sóc cây hoàn ngọc
Rất dễ sống nên việc chăm sóc loại cây này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thường xuyên tưới nước cho chúng là được. Về mùa khô nên tưới 2 lần/ ngày sáng và chiều, còn về mùa mưa ẩm thì nên hạn chế hơn.
Ban đầu khi trồng bạn cần bón lót phân ở dưới đất trước khi ươm hoặc trồng cây. Sau khi các lá đã bắt đầu nhiều, cành nhánh phát triển hơn, cần bón thúc thêm phân hoặc lân để cây có thêm dưỡng chất. Đặc biệt là cây dùng để lấy lá, nên bạn nên bón các loại lân đặc thù cho sự phát triển của lá ở giai đoạn đầu, nhằm giúp cây nhanh chóng cho thu hoạch
Sau khoảng 20 -30 ngày đối với việc trồng cây con đã có lá sẵn, hoặc 1,5-2 tháng đối với việc tự giâm cành tại nhà. Là khoảng thời gian trung bình bạn có thể bắt đầu thu hoạch và sử dụng phần lá của cây. Sau khi thu hoạch lá lượt thứ nhất hoặc thứ 2, nếu chưa vội sử dụng tiếp, bạn có thể bón thúc cho cây 1 chút phân bón.
Kết bài
Cây hoàn ngọc được trồng nhiều ở nước ta và được xem là một loại dược liệu quý. Mặc dù có rất nhiều công dụng, nhưng đây chỉ là một loại dược liệu dân gian, vì thế bạn không nên bỏ qua việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cũng như không nên lạm dụng. Hy vọng qua những thông tin cung cấp trong bài viết, bạn sẽ sử dụng loại cây này thích hợp hơn.