Trang chủDược liệu Đông YCây đinh lăng có mấy loại? làm sao để phân biệt?

Cây đinh lăng có mấy loại? làm sao để phân biệt?

- Advertisement -spot_img

Cây đinh lăng được cho là thảo dược tốt cho sức khỏe, được dân gian ví như nhân sâm của người nghèo. Tuy nhiên, không phải loại đinh lăng nào cũng có tác dụng chữa bệnh vì có nhiều loại khác không có công dụng như vậy. Vậy cây đinh lăng có mấy loại? Làm thế nào biết được các loại đinh lăng? Cùng giải đáp thắc mắc ngay sau đây nhé!

Tổng quan về cây đinh lăng

Tổng quan về cây đinh lăng
Tổng quan về cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học được gọi là Polyscias Fruticosa, thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Cây này được coi là một loài dược liệu được dùng rộng rãi để làm rau gia vị và làm thuốc. Được ví như nhân sâm dành cho người nghèo bởi công dụng chữa bệnh mà cây đinh lăng đem lại cho sức khỏe là rất lớn. Mà loài cây này lại rất dễ trồng, dễ tìm, dễ sử dụng.

Tác dụng cây đinh lăng

Theo nghiên cứu của các nhà y học về kết quả cây đinh lăng có tác dụng cho sức khỏe như sau:

  • Giúp tăng cường thể lực và giảm căng thẳng với khả năng kích thích hoạt động của não bộ, giảm mệt mỏi, âu lo, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giúp làm giảm đi các triệu chứng đau nhức xương khớp.
  • Chống viêm nhiễm, giảm sưng.
  • Có thể giúp lợi tiểu.
  • Bảo vệ lá gan.
  • Hỗ trợ điều trị hen suyễn với dịch từ cây đinh lăng.
  • Tăng cường trí nhớ và tăng tuổi thọ (ngâm rượu)

Theo Đông Y, Công dụng của cây đinh lăng gồm đối với sức khỏe có:

  • Lá có dùng để chữa bệnh cảm sốt, sưng tấy và mụn nhọt.
  • Rễ cây dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu, ngâm rượu.
  • Thân và cành của cây đinh lăng chữa tê thấp, đau nhức lưng.

Phân loại các giống cây đinh lăng Việt Nam

Cây Đinh lăng có mấy loại? Đây là loại dược liệu thực vật có hoa. Hiện nay theo phát hiện thì cây Đinh lăng có khoảng 150 loài, thường được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Madagascar, ở Việt Nam thường trồng có khoảng 7-8 loại đinh lăng.

1. Cây đinh lăng có lá nhỏ –  hay còn gọi là sâm Nam Dương

Cây đinh lăng lá nhỏ hay được người dân giải gọi là cây đinh lăng. Bời vì loại này rất phổ biến tại Việt Nam vì được trồng khá nhiều. Các nhà khoa học đã đặt tên cho nó là Polyscias fruticosa. Ở nước ta thì còn có các tên gọi khác nhưng không phổ biến như là cây đinh lăng nếp, đinh lăng gỏi cá, hay là sâm Nam Dương. Cây đinh lăng lá nhỏ thường cao khoảng 0.8 – 2m, thân nhẵn và có hoa mọc.

Cây đinh lăng này thường được trồng để lấy điều chế thuốc Đông Y hoặc có thể để làm cảnh rất đẹp. Lá của chúng thì có thể dùng nấu ăn, làm thuốc uống,… có tác dụng bồi bổ cơ thể. Rễ của cây đinh lăng thì thường được dùng để sắc thành thuốc hoặc ngâm rượu, có thể kéo dài tuổi thọ của người uống.

Cây đinh lăng lá nhỏ thường được dùng làm thuốc
Cây đinh lăng lá nhỏ thường được dùng làm thuốc

2. Cây đinh lăng có lá to

Cây đinh lăng có lá to hay còn gọi là cây đinh lăng ráng, đinh lăng lá lớn hay đinh lăng tẻ. Chúng còn được biết đến với cái tên khoa học là Polyscias filicifolia. Loại này thì hiếm hơn so với cây đinh lăng lá nhỏ, lá của loại này to và dày hơn rất nhiều.

Cây đinh lăng lá to
Cây đinh lăng lá to

3. Cây dinh lăng đĩa

Cây đinh lăng đĩa được có hình dáng khác hẳn so với loại cây đinh lăng lá to và lá nhỏ. Loại này ít được trồng, thường chỉ gặp ngoài tự nhiên.

Cây dinh lăng đĩa
Cây dinh lăng đĩa

4. Đinh lăng lá răng

Cây đinh lăng lá răng có thân thấp và dáng lá xẻ răng cưa, Hay được trồng để làm cảnh trang trí trong sân vườn.

Đinh lăng lá răng
Đinh lăng lá răng

5. Cây đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng có lá tròn hay được biết đến với cái tên đinh lăng vỏ hến, các nhà khoa học còn gọi chúng là  Polyscias balfouriana.

Đặc điểm nhận biết là lá có màu xanh và trắng xen kẽ một cách hài hòa đẹp mắt, hình dạng lá khá to. Chủ yếu được trồng để làm cảnh.

Cây đinh lăng lá tròn
Cây đinh lăng lá tròn

6. Cây đinh lăng lá vằn

Cây đinh lăng lá vằn có đặc điểm nổi bật là hình dáng lá như những cánh hoa,  có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, loại này cực kì hiếm gặp

7. Cây đinh lăng mép lá bạc

Cây đinh lăng mép lá bạc được đặt theo  khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, Chúng còn được gọi với nhiều tên khác như là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng mép bảng có dáng lá rất đẹp, được trồng làm cây cảnh trong sân vườn kiểu dạng đinh lăng bonsai.

Kết luận

Cây đinh lăng tuy được biết đến là loại thảo dược rất tốt cho cơ thể chúng ta, tuy nhiên có rất nhiều loại và không phải loại nào cũng có thể làm thuốc. Vì vậy hãy đọc kỹ bài trên để biết được cây đinh lăng có mấy loại nhé!

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Xem nhiều nhất
- Advertisement -spot_img