Hầu như các gia đình nào ở nông thôn Việt Nam cũng trồng trong vườn nhà mình dâu tằm. Bởi mọi bộ phận của loại cây này đều rất hữu ích, quả để ăn ngâm nước, rượu. Ngoài ra người xưa thường có quan niệm trồng nó để xua đuổi tà ma. Để hiểu rõ hơn về cây dâu tằm và công dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người, mời bạn cùng ghé thăm nội dung bài viết sau của chúng tôi.
Tìm hiểu chung về cây dâu tằm
Dâu tằm chính là loại cây phổ biến được người dân Việt trồng với quan niệm để xua đuổi tà ma. Nó còn có tên gọi khác là cây Dâu cang, Tầm tang. Ngày xưa chúng thường được sử dụng lấy lá cho con tằm ăn nên mới có tên gọi như vậy.
Cây dâu tằm thuộc dạng thân gỗ cao tới 15m và có lá hình bầu dục, mọc so le với nhau. Mặt trên lá có màu lục sẫm hay xám, dưới lục nhạt hơn và nổi rõ gân lớn chạy từ cuống lá với các gân nhỏ. Vào mùa đông hằng năm lá sẽ rụng hết và để lại cành đến mùa xuân sẽ đâm chồi nảy lộc.
Quả dâu tằm màu đỏ khi chín sẽ có màu đen sẫm và thường được sử dụng để ngâm với đường làm nước giải nhiệt uống vào mùa hè. Ngoài ra, nhiều gia đình còn sử dụng trái này để ngâm rượu. Không những vậy dâu tằm còn được xem là loại thuốc quý chữa nhiều căn bệnh.
Tổng hợp tác dụng của cây dâu tằm đối với sức khỏe
Dâu tằm luôn là loại cây nổi bật với nhiều tác dụng, đặc biệt đối với sức khỏe của con người đã được áp dụng hiệu quả, cụ thể sau đây:
Cải thiện hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của con người sẽ được cải thiện đáng kể khi sử dụng quả dâu tằm. Nó được đánh giá là rất tốt cho dạ dày, bởi hàm lượng chất xơ có trong đó sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Qua đây, tình trạng táo bón, đầy hơi, đau bụng cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Giảm cholesterol trong cơ thể rất tốt cho tim mạch
Như bạn đã biết khi nồng độ cholesterol trong máu quá cao sẽ khiến nguy cơ về bệnh tim mạch sẽ tăng lên. Bởi vậy một trong những giải pháp làm giảm lượng phân tử chất béo này xuống chính là dùng cây dâu tằm. Hơn nữa trong loại quả này có chứa hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa và flavonoid cao rất tốt với trái tim, giúp duy trì lượng máu ổn định để phòng chống cơn đau tim, đột quỵ diễn ra.
Giảm nguy cơ ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy việc sử dụng cây dâu tằm thường xuyên có tác dụng bảo vệ cơ thể làm giảm nguy cơ gây ung thư. Bởi ở loại quả này giàu chất chống oxy hóa và phytonutrients sẽ ngăn chặn sự lây lan của tế bào gây ung thư.
Tăng cường tuần hoàn máu
Một tác dụng tiếp theo đối với sức khỏe khi sử dụng quả của cây dâu tằm đó chính là tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp nhanh chóng kiểm soát huyết áp và làm sạch máu. Ngoài ra, nó còn là trái cây giàu sắt nên rất tốt trong việc sản xuất tế bào hồng cầu.
Dâu tằm giúp cải thiện thị lực
Một tác dụng nữa của cây dâu tằm được các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra đó chính là giúp cải thiện thị lực. Bởi trong quả của loại cây này có chứa zeaxanthin có tác dụng làm giảm stress oxy hóa trong tế bào mắt. Đồng thời carotenoit có trong đó sẽ hỗ trợ ngăn tình trạng đục thủy tinh thể cũng như thoái hóa điểm vàng ở mắt người.
Cải thiện hệ miễn dịch
Dâu tằm còn có tác dụng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể và từ đó ngăn ngừa các vi khuẩn xâm hại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngoài ra hàm lượng vitamin C có trong quả này sẽ tăng cường và giúp đối phó với các tác nhân gây hại.
Những đối tượng có thể dùng được dâu tằm
Cây dâu tằm có thể phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Điển hình như các cá nhân muốn nâng cao sức khỏe, làm đẹp da, đen tóc. Hay những cá nhân thường xuyên mất ngủ, mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, yếu sinh lý, tiểu đường, táo bón,…
Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng loại dâu tằm vì sẽ dẫn tới những tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Người có cơ thể yếu, ho do lạnh, không đờm và kèm nóng sốt
- Phụ nữ đang mang bầu và cho con bú cũng không nên sử dụng dâu tằm.
- Đối tượng bị viêm đường tiết niệu, người bị chứng mộng tinh.
Các bài thuốc hiệu quả từ cây dâu tằm
Ngoài tác dụng đối với cuộc sống thường ngày dâu tằm còn trở thành thần dược điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là các bài thuốc từ loại cây này mà chúng tôi đã tổng hợp được giới thiệu cho bạn tham khảo:
Bài thuốc chữa đau mắt đỏ
Đối với ai bị đau mắt đỏ có thể áp dụng bài thuốc dân gian từ cây dâu tằm sử dụng lá dâu tằm phơi khô rửa sạch và giã nát. Tiếp đến bạn đốt cho thành than đen sau đó nấu lấy nước để rửa mắt thường xuyên nhiều ngày sẽ giảm đau, sưng tấy. Ngoài ra bạn có thể dùng lá dâu hãm nước sôi uống và rửa mặt mỗi ngày sẽ có tiến triển rất tốt.
Quả của cây dâu tằm chữa tiểu đường
Một trong những bài thuốc tiếp theo được chia sẻ cho người bị bệnh tiểu đường đó là sử dụng nước ép từ quả dâu chín mọng cô thành cao. Mỗi lần bạn lấy ra khoảng 5g để dùng và ngày uống 3 lần nhằm điều hòa đường huyết. Những bệnh nhân bị tiểu đường có thể áp dụng bài thuốc này sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa hen suyễn
cây dâu tằm cũng có tác dụng trong việc điều trị bệnh hen suyễn cho con người hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản khi bạn lấy lá này cùng với lá thầu dầu, trấu rồi tán nhỏ. Sau đó bạn thắng lấy mật và vo tròn viên nhỏ uống mỗi lần 1 viên trước bữa ăn 30 phút sẽ thấy hiệu quả.
Trị mồ hôi trộm bằng cây dâu tằm
Theo như kinh nghiệm dân gian chia sẻ, trẻ nhỏ hay bị ra mồ hôi trộm chỉ cần hái 7 đến 9 lá dâu non và nấu cùng 8g hạt sen, 6g hoàng kỳ. Sau đó bạn lấy hỗn hợp cho bé uống thêm chút đường cho dễ sẽ nhanh khỏi tình trạng này.
Trị chứng mất ngủ
Bài thuốc trị chứng mất ngủ từ quả dâu tằm cũng khá hay và được nhiều người áp dụng. Mọi người lấy khoảng 60g trái tươi đã chính hay 30g đối với loại đã sấy khô và sắc uống nước hai lần chiều tối sẽ mau chóng chìm vào giấc ngủ.
Đối với những cá nhân gặp hiện tượng mất ngủ kinh niên cần thực hiện dùng quả dâu chín, thục địa, bạch thược mỗi loại 15g để đun nước uống mỗi ngày. Bạn thực hiện liên tục đều đặn sẽ thấy tình trạng được cải thiện không còn trằn trọc mất ngủ như thời gian trước.
Bài thuốc trị tóc bạc và rụng
Một trong các bài thuốc tiếp theo từ cây dâu tằm khá hiệu quả đó chính là trị tóc bạc và rụng nhiều. Bạn lấy lá của nó nấu chung với bồ kết rồi sau đó gội đầu như bình thường. Ngoài ra mọi người có thể thực hiện ngâm dâu tằm chín với hà thủ ô, rượu để tóc đen óng và lâu bạc hơn bình thường.
Làm tiêu sữa
Đối với các mẹ bỉm khi muốn cai sữa và giúp nhanh tiêu hãy sử dụng lá dâu tằm đun nước uống hằng ngày sẽ có tác dụng làm mất sữa. Thực tế đã có nhiều chị em áp dụng và đạt được hiệu quả đáng mong đợi mà không cần đến sử dụng thuốc tiêu. Chính điều này khiến các mẹ bỉm đánh giá cao và dễ dàng trong việc cai sữa.
Chữa vết bỏng từ dâu tằm
Cây dâu tằm còn có tác dụng trong việc chữa trị vết bỏng và cách thực hiện thật đơn giản. Bạn hãy chọn những quả dâu chín mọng và vắt lấy nước cốt để bôi đắp lên vị trí bị tổn thương hằng ngày. Bản thân hãy thực hiện đều đặn trong khoảng một tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt khi vết bỏng hồi phục nhanh và không để lại sẹo.
Trồng và chăm sóc cây dâu tằm tại nhà đơn giản nhất
Dâu tằm đã trở nên phổ biến và được đánh giá là tương đối dễ trồng và chăm sóc. Để những ai chưa từng sở hữu loại thân gỗ này bao giờ có thể tham khảo các thông tin chi tiết để biết cách thực hiện sau đây:
Cách trồng dâu tằm tại nhà đơn giản nhất
Dâu tằm khá dễ sống nên được nhiều người lựa chọn trồng với cách đơn giản bạn cần chú ý như sau:
- Dụng cụ trồng: Bạn có thể trồng dâu tằm ở mảnh đất trống trong vườn hay nếu không có diện tích hãy tận dụng bao xi măng, chậu, thùng xóp và đục lỗ để thoát nước.
- Đất trồng: Dâu tằm là loại ưa sáng và không kén đất, vẫn có thể tồn tại ở nơi cằn cỗi. Tuy nhiên để có năng suất cao, chất lượng tốt bạn cần lựa chọn loại đất có bề dày canh tác >1m, độ pH từ 6,5 – 7. Cá nhân có thể mua đất sẵn hay trộn với phân bò hoai mục, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ.
- Giống: Cây dâu tằm có thể trồng bằng hạt hay bằng cách giâm cành cũng khá dễ sống lại nhanh ra quả hoặc mua cây giống sẵn có.
- Cách trồng: Bạn đào hố và bón lót bằng phân hữu cơ sau đó cắm cành xuống rồi tưới nước bằng vòi phun nhẹ nước.
Chăm sóc
Khi trồng cây dâu tằm xong bạn cần chú ý đến việc chăm sóc để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Bạn nên chú ý cắt tỉa lá héo, lá già đi và cho lá non mọc. Vào mùa khô bạn phải thường xuyên tưới nước cho cây. Đồng thời chúng ta cần bón thúc phân cho cây bằng phân hữu cơ, phân dê, bò, trùn,… Cứ khoảng hai tháng bạn nên bón một đợt phân kết hợp và làm cỏ vun xới cho gốc thông thoáng.
Kết luận
Nội dung bài viết phía trên của chúng tôi đã cung cấp trọn vẹn cho người đọc hiểu được thêm về cây dâu tằm. Ngoài các công dụng trong cuộc sống thường ngày nó còn được xem là thần dược để chữa trị nhiều bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để cảm nhận rõ những tác dụng mà loại cây này mang đến.