Trang chủBài thuốc Đông YCây cỏ xước và 1001 công dụng diệu kỳ cho người bệnh

Cây cỏ xước và 1001 công dụng diệu kỳ cho người bệnh

- Advertisement -spot_img

Cây cỏ xước là loài cây rất dễ tìm thấy trong cuộc sống đời thường, nó có thể mọc trong sân vườn, ở các bụi cỏ dại hay đồng hoang. Rất dễ để tìm thấy loài cây lành tính này. Nhiều người khi chưa biết đến công dụng của cỏ xước thường nhổ bỏ vì cho rằng đó là cây dại, nhưng sau khi đọc bài viết này, chắc chắn bạn sẽ không còn vứt bỏ giống thuốc “trời cho” này nữa. Hãy cùng tìm hiểu tất cả mọi thứ về loại thảo mộc cực tốt này nhé.

Nhận dạng cây cỏ xước qua đặc điểm

Cây cỏ xước được nhiều người biết đến với những tên khác nhau như ngưu tất, bách bội, hoài ngưu tất, ngưu tịch,… Loài cây này có cùng họ với rau dền, tuy nhiên lại không được coi như một món rau. Nó có thể sống ở những môi trường khắc nghiệt với chiều cao lên đến 1,5m.

Lá của ngưu tất có hình elip, thân lá hơi bành ra như mãng xà, đuôi lá vuốt nhọn. Các lá cỏ xước sẽ mọc so le và đối nhau để hưởng được nhiều ánh nắng nhất có thể. Điều độc đáo của loài cây này là hoa cỏ xước lại mọc ra từ những kẽ lá, gọi nó là cây cỏ xước bởi hoa nhọn hoắt, người da mỏng đụng vào có thể bị xước da. Quả của cây ngưu tất có hình dài thuôn, bên trong chứa hạt nhỏ đen, được dùng để trồng cây mới.

Thân cây cỏ xước nhỏ, dài, có màu xanh hơi pha tím hồng. Hiện nay, nhằm phục vụ mục đích làm thuốc, người ta tiến hành trồng cỏ xước theo quy mô, mùa ra hoa sẽ rơi vào nửa năm sau tháng 7. Vì có nhiều công dụng cho sức khỏe người nên cỏ xước từ xưa đã là một bài thuốc được lưu truyền trong dân gian.

Cây cỏ xước dễ dàng được tìm thấy ở Việt Nam
Cây cỏ xước dễ dàng được tìm thấy ở Việt Nam

Địa điểm phân bố cây cỏ xước

Có thể tìm thấy cây cỏ xước ở bất kỳ đâu, nhưng dễ nhất là tìm ở những nơi có khí hậu thiên mát, khô. Tại Việt Nam, loài cây này mọc vô cùng phổ biến, nó có mặt ở khắp mọi nơi. Tại các bụi rậm, lùm cây ven đường, nơi gần sông suối là dễ tìm thấy nhất. Có nhiều hộ gia đình hiểu biết về giống cây này cũng trồng cỏ xước trong sân vườn. Nhưng hiện tại, tại các thành phố lớn rất khó để tìm kiếm được loài thảo mộc này. Khi đó, người bệnh có thể tìm đến các cửa hàng Đông y để mua cỏ xước khô.

Trên thế giới, cây cỏ xước xuất hiện tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia,… Theo nhiều nguồn tin cho rằng cỏ xước là thảo mộc được tìm thấy đầu tiên tại vùng Đông Nam Á. Chính vì địa điểm phân bố rộng rãi nên loài cây này được chia thành nhiều loại:

  • Loại có lông trắng: Trên cây sẽ có những sợi lông tơ li ti màu trắng.
  • Ngưu tất Ấn Độ
  • Ngưu tất đỏ: thân cây ngả màu tía đỏ.
  • Ngưu tất nguyên chủng
  • Ngoài ra, ngưu tất Trung Quốc cũng có rễ to và sần sùi hơn so với ngưu tất Việt Nam. 

Dù là loại cây cỏ xước nào thì chúng đều có chung những công dụng như nhau. Do môi trường sống khác nhau nên hàm lượng dinh dưỡng và một số cấu tạo cây có chút thay đổi. Nhưng nhìn chung, những lợi ích mà thảo mộc này mang lại rất lớn, loại nào cũng có thể sử dụng.

Cỏ xước xuất hiện ở nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á
Cỏ xước xuất hiện ở nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á

Những bộ phận được sử dụng của cỏ xước

Với một loại thảo mộc, thông thường người ta sẽ dùng lá hoặc thân. Với cây cỏ xước, người bệnh có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây. Bởi trong bộ phận nào cũng có chứa những hàm lượng chất riêng. Từ thời xa xưa, các bậc bô lão đã biết sử dụng cỏ xước sắc lên để chữa đau xương, thoái hóa, gan, thận. Ngày nay, khi cỏ xước được đưa vào để nghiên cứu kỹ hơn, người ta tách bạch ra được công dụng của từng bộ phận.

  • Rễ: rễ của cây cỏ xước gần giống với rễ đinh lăng, nó có màu vàng, thỉnh thoảng có những đoạn ngả sang nâu nhạt. Đặc biệt, rễ cỏ xước sẽ có các nốt sần sùi, trong rễ có chứa nhiều dược tính như saponin, muối kali, ecdysterone,… Các chất này giúp đào thải độc tố, nhất là đối với cholesterol có hại, chống oxy hóa rất tốt.  Các độc tố trong gan cũng sẽ dần tiêu biến và bị đào thảo khi người bệnh uống thuốc ngưu tất.
  • Thân cỏ xước: đây là phần được sử dụng nhiều nhất và có nhiều dược chất nhất. Có thể kể đến một số chất như: protid, glucid, xơ, tro, carotene, vitamin C. Các chất này đều tốt cho người bệnh sỏi thận, gan, xương khớp.
  • Hạt cỏ xước: hạt cỏ xước có chứa hàm lượng acid oleanolic, hentriacontane và saponin mang lại vị đắng nhẹ, hơi chua, hỗ trợ gan và thận hoạt động hiệu quả.

Tác dụng trong y học của cây cỏ xước

Tất cả các bộ phận của cỏ xước đều có thể sử dụng, kể cả rễ, vì vậy, công đoạn chế biến cỏ xước sau khi thu hái vô cùng đơn giản. Người bệnh chỉ cần nhổ cả rễ, đem rửa thật sạch, cắt thành từng khúc, phơi khô và để ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Như vậy là có thể sử dụng cỏ xước trong thời gian dài mà không lo bị hỏng. Tuy nhiên, để thảo mộc giữ được tác dụng tốt nhất, nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Cây cỏ xước có nhiều công dụng bất ngờ
Cây cỏ xước có nhiều công dụng bất ngờ

Tác dụng chữa sỏi trong thận, mật

Hiện nay, ngày càng nhiều bệnh nhân hình thành sỏi trong thận hoặc mật, điều này gây đau đớn, tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí khiến bệnh nhân bị vàng da. Sử dụng rễ cỏ xước sắc lên lấy nước uống có thể giảm được tối đa triệu chứng đau buốt, vàng da cho người bệnh. 

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần chất trong cây cỏ xước có tác dụng ức chế các tế bào ung thư có trong cơ thể người, giúp các căn bệnh lành tính không phát triển thành u hay ác tính. Lưu ý là mỗi một loại bệnh lý, lại có cách sử dụng cỏ xước khác nhau:

  • Đối với bệnh nhân đang ở giai đoạn suy thận: kết hợp cỏ xước với mã đề, cúc bạch nhật và cỏ mực, sắc chung lên và uống từ 2 – 3 lần/ngày. Uống trong vòng 1 tuần là thuyên giảm.
  • Với bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng vàng da: kết hợp cây cỏ xước với rễ cỏ tranh, bông mã đề và dây khố rách sắc lên, uống vào sáng sớm và buổi tối sau ăn.
  • Nếu bệnh nhân bị tắc mật, gây vàng da, có thể chưng cỏ xước chung với gan lợn, bỏ bã, lấy nước uống.

Tác dụng chữa tiết niệu

Theo nhiều nhà nghiên cứu, cây cỏ xước có nhiều hoạt chất chống lại sự hình thành của sỏi oxalate canxi, vì vậy nó giúp người bệnh giảm sỏi thận, bảo vệ thận khỏi tổn thương và giúp làm giảm ure huyết thanh. Khi người bệnh uống thuốc sắc cỏ xước, kích thước tinh thể sỏi có trong thận cũng có khả năng thu nhỏ. Nhờ vậy, bài thuốc này trở thành một trong những bài thuốc được nhiều bệnh nhân sỏi thận, đái buốt sử dụng.

  • Bệnh nhân có dấu hiệu đái ra máu: dùng rễ cây cỏ xước sắc chung với củ mài và hạt sen, mã đề, lá trắc bách diệp, cỏ nhọ nồi rồi lấy nước uống ngày hai lần. Hiện nay bài thuốc này có bán dạng bột với các thành phần đã được xay thành bột, có thể dùng để pha với nước uống ngay.
  • Bệnh nhân đi tiểu bị đau buốt sử dụng nước cỏ xước bỏ bã để uống mỗi ngày.
  • Bệnh nhân đi vệ sinh màu đục: dùng rễ cây sắc với củ mài, ý dĩ và rễ cỏ tranh để uống.
  • Ngoài ra, thân cỏ xước sắc lên cũng cắt được cơn sốt, sổ mũi cho trẻ em và người lớn. 
Cây cỏ xước dùng được cả thân, rễ, lá, quả
Cây cỏ xước dùng được cả thân, rễ, lá, quả

Tác dụng giảm đau xương khớp

Rất nhiều bệnh nhân sử dụng cỏ xước để điều trị viêm khớp và đã thành công. Như đã giới thiệu trong bài, cỏ xước có chất saponin, đây là hợp chất có khả năng giảm đau, sưng vô cùng hiệu quả. Người bệnh khi được bổ sung saponin sẽ cải thiện đáng kể các hoạt động xương khớp của mình. Được biết, các tế bào gây viêm và có hại cho xương khớp cũng sẽ bị saponin ức chế.

Cây cỏ xước có thể chữa viêm khớp, đau nhức xương mỗi khi thời tiết thay đổi bất thường, đau thần kinh tọa, gout, thoái hóa. Mỗi loại bệnh đều cần đến một công thức riêng. Ví dụ như chữa gout cần dùng cỏ xước và rễ bưởi bung, rễ cẩu trùng vĩ, lá tất bát. Riêng đau thần kinh tọa cần kết hợp với ngải cứu, lá lốt và nhiều vị thuốc khác. Cụ thể hơn, người bệnh có thể đến các cơ sở bán thuốc Đông y để được tư vấn. Tại đây, các gói thuốc được gói theo từng thang, phù hợp chia theo ngày để uống.

Tác dụng chữa bệnh về đường tai, mũi, họng

Trong thân và lá cây cỏ xước có nhiều chất như axit phenolic, ancaloit,… giúp chữa lở loét vòm họng, giảm đau, giúp vết thương nhanh lành. Chính vì vậy, khi miệng bị loét, người bệnh thường nhai một nắm cỏ xước và nuốt nước, nhả bã. Ngoài ra, có thể sắc nước lên để uống. Với những người bị viêm mũi, viêm xoang, khi vào mùa lạnh sẽ có cảm giác khó chịu, dịch ra không ngừng. Khi này, chỉ cần sắc lá cỏ xước lên cùng với lá diễn, đơn buốt, uống trong 5 ngày sẽ đỡ.

Ngoài ra, còn rất nhiều bệnh lý, triệu chứng có thể chữa bằng cây cỏ xước như sau:

  • Chữa máu nhiễm mỡ, chướng khí, mê man.
  • Kinh nguyệt không đều, huyết có mùi, viêm nhiễm.
  • Quai bị
Cỏ xước đem sắc lấy nước là cách thức tốt nhất
Cỏ xước đem sắc lấy nước là cách thức tốt nhất

Nên lưu ý điều gì khi dùng cây cỏ xước?

Cỏ xước là một loại thảo mộc lành tính, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Ví dụ như phụ nữ đang mang thai hay đang trong giai đoạn cho con bú, trẻ em nhỏ tuổi, những bệnh nhân có bệnh dạ dày, bị viêm loét dạ dày, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cũng không thể sử dụng ngưu tất.

Mặc dù các trường hợp bị dị ứng hay tác dụng phụ của cỏ xước rất hiếm nhưng cũng không thể khẳng định sẽ không có bất kỳ điều gì xảy ra. Vì vậy để an toàn nhất, người bệnh nên nghe theo chỉ dẫn của y bác sĩ, lưu ý không uống quá 100gram cỏ xước mỗi ngày.

Người bệnh cũng nên chọn lựa địa điểm mua ngưu tất uy tín, tránh tình trạng bị chém giá quá cao. Thông thường, vị thuốc này sau khi đã sấy khô, bán theo thang sẽ rơi vào 200.000đ/kg.

Kết luận

Dù thế nào cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin trước khi sử dụng loại thảo mộc này. Khi có các triệu chứng nặng hơn, người bệnh cần dùng thuốc và đến cơ sở y tế cần nhất để thăm khám. Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cỏ xước, mong đây sẽ là thông tin hữu hiệu dành cho bạn.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Xem nhiều nhất
- Advertisement -spot_img