Trang chủĐiều trị bệnhCây ba kích và những tác dụng tuyệt vời cho cơ thể

Cây ba kích và những tác dụng tuyệt vời cho cơ thể

- Advertisement -spot_img

Từ xa xưa cha ông ta đã biết dùng vị thuốc dân gian để trị các loại bệnh như: xương khớp, mất ngủ…Trong đó nổi bật nhất phải kể đến ba kích (tên khoa học Morinda officinalis stow) – dược liệu thần thánh hỗ trợ điều trị bênh vô cùng hiệu quả. Để biết thêm những thông tin thú vị về loài cây này mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau.

Nhận biết cây ba kích 

Chắc có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ với các công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ trị bệnh mà ba kích mang lại. Nhưng đặc điểm thực vật của loài cây này thì không phải ai cũng biết Sau đây là một vài đặc điểm giúp bạn có thể phân biệt dược liệu  và các loại cây khác. 

Hình dáng thân cây 

Ba kích là loại cây thân leo mảnh, nhiều lông mịn với độ cao trung bình khoảng dưới 500m. Đặc điểm của loài cây này là chúng thường mọc thành các bụi lớn trong rừng. Những bụi cây dây ruột gà với chiều cao lên đến cả trăm mét là chuyện bình thường. 

Ba kích là loại cây thân leo có họ với cây cà phê
Ba kích là loại cây thân leo có họ với cây cà phê

Hình dáng lá ba kích

Lá của loài cây này có hình lưỡi mác, thon dài, phiến lá rộng và phần đuôi lá hình trái tim hoặc hình bầu dục, chiều dài của lá khoảng 6-14cm, chiều rộng 2,5-6cm. Màu sắc của lá cũng có những thay đổi nhất định khi còn non có màu xanh mạ lông dài ở mặt dưới, sau đó khi già màu trắng mốc và khi khô lại chuyển thành màu nâu tím.

Nhận dạng rễ 

Rễ cây ba kích thường có hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo với chiều dài từ 3 cm trở lên, đường kính 0,3 cm trở lên tuỳ vào độ tuổi của cây. Mặt ngoài của chúng có màu nâu xám hoặc nâu nhạt và xuất hiện các đường vân dọc và ngang. 

Đặc biệt bạn sẽ bắt gặp ở phần nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Ở phần mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt bao quanh phần lõi màu vàng nâu. Rễ cây dược liệu này có vị hơi ngọt và chan chát vô cùng đặc biệt khó lẫn ới các loại cây khác.

Nhận biết hoa ba kích

Loại cây này có hoa khá nhỏ thường mọc ở phần đầu cành màu vàng hoặc trắng. Hoa của cây ba kích thường nở vào mùa hè khoảng tháng 5 tháng 6, hình dáng độc đáo cánh hoa không đều nhau và đài hoa mang hình ống. Mùa ra quả của laoij cây này vào tháng  8 đến tháng 10, quả hình tròn có lông tơ khi chín thì có màu đỏ thẫm.

Nguồn gốc cây ba kích

Cái tên ba kích có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người tuy nhiên nguồn gốc của dược liệu này ra sao chúng có bao nhiêu loại và phân bố ở đâu thì không phải nắm được. Đoạn nội dung sau đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên: 

Cây Dây ruột gà phân bố ở đâu?

Theo các nhà sinh vật học dược liệu này có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau như: Dây ruột gà, Diệp liễu thảo, Đan điền âm vũ, Chẩu phóng xì…. Ở nước ta, thảo dược này được phân bổ ở các vùng trung du, miền núi phía Bắc như Điện biên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn…

Khi nhu cầu sử dụng cây Dây ruột gà ngày càng tăng cao loại dược này đã được nhân giống và trồng công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.  

Cây dây ruột gà được nhân giống và trồng theo mô hình công nghiệp 
Cây dây ruột gà được nhân giống và trồng theo mô hình công nghiệp

Ba kích có mấy loại? 

Dựa vào đặc tính màu sắc của dược liệu này được chia thành hai loại là dây ruột gà tím và dây ruột gà trắng với các đặc điểm sau:

  • Dây ruột gà tím: được đánh giá là khá quý trong tự nhiên với tỷ lệ khoảng 10% đến 20% vì vậy chúng có giá khá đắt đỏ. Đặc điểm nhận diện là củ màu vàng sậm với phần ruột bên trong màu tím sẫm sau khi ngâm cùng rượu sẽ cho ra màu tím đậm.
  • Dây ruột gà trắng: Ba kích trắng chiếm khoảng 80%-90% trong tự nhiên nên giá của chúng cũng có phần nhẹ nhàng hơn loại tím. Bề mặt của củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong có màu trắng sau khi ngâm rượu, rượu thuốc sẽ cho màu tím nhạt rất đẹp mắt.
Cây dây ruột gà được chia thành hai loại là trắng và tím 
Cây dây ruột gà được chia thành hai loại là trắng và tím

Tác dụng cây ba kích

Được biết đến là dược liệu quý trong tự nhiên dây ruột gà với công dụng hỗ trợ chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Sau đây là một vài công dụng nổi bật của thần dược này mà muốn chúng tôi muốn gửi gắm đến độc giả:

Chữa bệnh cao huyết áp 

Các nghiên cứu cho thầy trong cây dây ruột gà có chứa rất nhiều các vitamin như: Vitamin B1, Vitamin C, Vitamin B6,…. và các chất hữu cơ khác giúp ổn định và kiểm soát hiệu quả huyết áp. Để ba kích phát huy hết công dụng người ta thường kết hợp chúng với: Ðương quy, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá.

Chữa bệnh đau lưng, mỏi gối tê bì chân tay do mất máu

Không chỉ có tác dụng ổn định huyết áp mà ba kích còn chứng minh công dụng chữa đau lưng, mỏi gối vô cung hiệu quả của mình. Các chất vô có trong cây dây ruột gà như: kali, natri, magie, kẽm, đồng sắt… sẽ giúp xóa tan cảm giác nhức mỏi cơ thể đồng thời bổ sung lượng sắt cần thiết cho người bị mất máu. 

Để trị dứt điểm tình trạng đau lưng mỏi gối bạn nên kết hợp cây dây ruột gà với các vị thuốc sau đây: Tục đoạn, Bổ cốt chi, Hồ đào nhục. Đem đi sắc uống hàng ngày hoặc tán thành bột mịn dùng với nước nóng sẽ mang đến hiệu quả vô cùng bất ngờ. 

Chữa các bệnh về thận như tiểu đêm tiểu nhiều lần

Có thể nói cây ba kích là bài thuốc đa năng không chỉ có tác dụng ổn định huyết áp, trị đau mỏi mà chúng còn hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thận như tiểu nhiều lần, tiểu đêm. Bạn có thể kết hợp dây ruột gà với một số thảo dược khác như: sơn thù du, thọ tu tu, tang phiêu tiêu để mang lại công dụng hiệu quả nhất.

Tác dụng tăng cường sinh lực của ba kích

Từ lâu rượu ba kích đã được biết đến là thần dược giúp tăng cường sinh lực ở phái mạnh. Cây dây ruột gà Với các thành phần như: Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether, Gentianine, Tigogenin, Quercetin, Luteolin….ẽ giúp giảm tình trạng liệt dương xuất tính sớm ở nam giới cho một cơ thể khỏe mạnh cường tráng. 

Một vài chú ý lưu ý khi sử dụng cây ba kích

Tuy có nhiều công dụng tuyệt vời như vậy nhưng không phải ai và bất kỳ lúc nào cũng có thể sử dụng cây dây ruột gà. Sau đây là một vài lưu ý với bạn đọc khi sử dụng loại thảo dược này: 

  • Khi muốn sử dụng cây dây ruột gà bạn cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn đặc biệt là về liều lượng khi sử dụng. Tuyệt đối tránh lạm dụng quá nhiều vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
  • Bạn đọc không được phép kết hợp cây dây ruột gà với các loại dược liệu khác khi chưa có chỉ định của chuyên gia.
  • Khi phát hiện có các triệu chứng dị ứng với thành phần của cây ba kích, cần phải dừng ngay việc sử dụng và tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Trước khi sử dụng phải tìm hiểu về các món ăn kiêng kỵ không được sử dụng với thảo dược này.
  • Tuyệt đối tránh tình trạng đông tây kết hợp sử dụng song song bài thuốc từ cây dây ruột gà với thuốc tây. 
  • Sơ chế kỹ càng, loại sạch vỏ cũng như các chất bẩn bám trên dược liệu để tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Không dùng dây ruột gà khi có dấu hiệu bị dị ứng
Không dùng dây ruột gà khi có dấu hiệu bị dị ứng

Cách ngâm rượu ba kích

Rượu dây ruột gà được xem là một mỹ vị nhân gian mà cánh mày râu nên thử một lần trong đời. Để có thể tạo nên một bình rượu dây ruột gà chẩn không quá khó chỉ cần bạn thực hiện theo các thao tác dưới đây. 

Nguyên liệu ngâm rượu ba kích

  • Ba kích tím để ngâm rượu: Như đã nêu ở trên cây dây ruột gà có hai loai la trắng và tím. Để có một bình rượu ngon bạn độc nên lựa chọn dây ruột gà tím vì chất lượng vượt trội và màu sắc bắt mắt trội hơn cây dây ruột gà trắng.  
  • Chọn bình ngâm rượu: Để cho ra loại rượu dây ruột gà chuẩn ị và thơm ngon nhất bạn nên ngâm chúng vào trong bình thủy tinh hoặc bình sành sứ. Vì các vật dụng này giúp bảo vệ hương vị tự nhiên cũng như chất lượng sản phẩm. Bạn đọc lưu ý chọn loại bình có dung tính vừa phải để tiện cho việc di chuyển cũng như thao tác. 
  • Một nguyên liệu không thể thiếu nữa đó chính là rượu. Bạn nên chọn loại rượu có nồng độ từ 40-45 độ, trong trường hợp muốn hạ thổ thì loại rượu từ 47-50 độ sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Để có một bình rượu dây ruột gà chuẩn vị thì tỷ lệ giữa rượu và ba kích rơi vào khoảng 5 lít rượu/1kg. 

Các bước ngâm rượu dây ruột gà 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu chúng ta bắt đầu tiến hành quy trình ngâm rượu. 

  • Sơ chế nguyên liệu: củ ba kích tươi sẽ được rửa sạch bóc bỏ lõi bên trong. Một lưu ý với bạn đọc nếu bóc lõi bằng tay sẽ rất mất thời gian vì vậy bạn hãy lấy chày hoặc lấy dao đập dập để tách phần vỏ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm củ bị ra nước nhiều làm mất đi nhiều chất quý.  Sau đó tráng ba kích qua rượu lần cuối rồi để cho ráo nước
  • Chuẩn bị bình ngâm rượu: Bạn hãy rửa sạch bình để ngâm sau đó phơi khô chúng để sử dụng. 
  • Sau khi đã chuẩn bị xong bạn đọc cho lần lượt dây ruột gà vào trong bình, tiếp đó cho rượu theo tỷ lệ 5:1 như ở trên. Đóng chặt  nắp bình không để cho bốc hơi hương vị của rượu.
  • Sau đó bạn mang cất bình rượu ba kích vào chỗ ít ánh sáng chiếu đến nếu có thể tiến hành hạ thổ thì càng tốt. Sau 6 tháng là chúng ta đã có một bình dây ruột gà ngon bổ dưỡng rồi.
5:1 là tỷ lệ hoàn hảo khi ngâm rượu ba kích 
5:1 là tỷ lệ hoàn hảo khi ngâm rượu ba kích

Kết luận 

Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn đọc loạt thông tin thú vị về cây ba kích và các bước tạo nên bình rượu dây ruột gà trứ danh. Với các công dụng thần thánh mà dược liệu này mang đến chắc chắn chúng sẽ còn được nghiên cứu, ứng dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh nan y.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Xem nhiều nhất
- Advertisement -spot_img