Trang chủĐiều trị bệnhCam thảo - Vị thuốc quý được sử dụng phổ biến từ...

Cam thảo – Vị thuốc quý được sử dụng phổ biến từ ngàn năm

- Advertisement -spot_img

Cam thảo từ xa xưa đã được con người biết đến với công dụng thần kỳ có thể điều trị nhiều căn bệnh như về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, tim mạch,… Cho nên đến ngày nay, đây vẫn luôn là vị thuốc được xem trọng và dùng rộng rãi trong cả Đông lẫn Tây y. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về các đặc điểm, công dụng cùng một số lưu ý khi sử dụng loài cây này nhé.

Nguồn gốc xuất xứ cam thảo

Đây là loài cây có nguồn gốc từ phía Nam của châu Âu. Cùng lúc đó, một số nước ở khu vực châu Á như Nga, Ấn độ, Trung Quốc, Iran, Mông Cổ,… cũng lần đầu tiên phát hiện ra vị thuốc quý này. Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhixa glabra L và Clycyrrhiza uralensis fish thuộc loài thực vật đậu, họ cánh bướm Fabaceae. Loài cây này tại Việt Nam còn có nhiều tên gọi khác như quốc lão, lộ thảo,…

Ở các quốc gia châu Âu, Tây Á mọi người sẽ áp dụng cam thảo để tạo vị ngọt tự nhiên cho bánh kẹo, mứt, thuốc lá,… Thậm chí nhiều người dân còn có thói quen ăn vặt loài cây này như một thói quen hằng ngày. Trong khi đó, tại những nước phương Đông thì thường dùng lộ thảo cho việc chăm sóc sức khỏe.

Quốc lão là loài cây thuộc họ cánh bướm Fabaceae
Quốc lão là loài cây thuộc họ cánh bướm Fabaceae

Đặc điểm của cây cam thảo

Vị thuốc quý này thuộc dạng cây thân thảo chiều cao đặt từ 1 – 1,5m. Hình dáng bên ngoài của cam thảo rất dễ để mọi người nhận biết ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cụ thể như là:

  • Thân cây: toàn bộ lớp vỏ ngoài của lộ thảo đều mọc rất nhiều lông nhỏ.
  • Lá cây: có hình dáng tương tự như mặt ngang của quả trứng, chiều dài chỉ khoảng 2 – 5,5cm. Đây chính là một kiểu lá kép lông chim lẻ điển hình với mép nguyên và nhọn dần ở phần đầu.
  • Hoa: cây cam thảo có mùa hoa nở rộ vào độ tháng 5 – 6 hằng năm với màu chủ đạo là tím nhạt. Bông đạt kích thước trung bình từ 14 – 22cm với các cánh xếp thành hình con bướm xinh xắn. 
  • Quả: thời gian xuất hiện sẽ vào tầm tháng 8 đến tháng 10 mỗi năm. Quả có màu nâu đen, hình cong lưỡi liềm và mọc rất nhiều lông xung quanh phía ngoài như một lớp bảo vệ. Trái cây lộ thảo có kích thước chiều dài là 3 – 4cm và rộng chừng 6 – 8 cm. 
  • Hạt: là phần phía trong quả quốc lão với màu xanh đen đặc trưng, một số lại mang tông nâu xám. Mỗi một trái thường chỉ chứa từ 2 – 8 hạt.
  • Rễ: bộ phần này của cây cam thảo vô cùng phát triển. Thân ngầm có thể mọc sâu dưới đất đến 2m. Đồng thời từ phần rễ cũng có thể mọc lên các cây con mới, có sức sống vô cùng mãnh liệt.

Công dụng cam thảo mang lại

Loài cây này luôn được xếp trong danh sách 50 vị thuốc quý phổ biến hàng đầu Đông y. Bởi tác dụng chữa bệnh, điều trị của cam thảo vô cùng đa dạng. Chỉ cần với thay đổi trong cách bào chế bạn đã có thể tạo ra các bài thuốc với công hiệu tuyệt vời. Ví dụ như với phần lộ thảo tươi sẽ có công dụng giải nhiệt, giải độc, chữa loét dạ dày, hạ hỏa,… Còn khi điều chế thuốc bằng cách nướng lên thì lại có tính ấm dùng để trị sốt do mệt mỏi, đau bụng, ho,…

Nội dung sau chúng tôi sẽ tổng hợp các tác dụng điển hình mà loại cây thần kỳ này đem tới cho con người trong hàng ngàn năm qua. Cụ thể đó là:

Tăng cường hệ miễn dịch

Bảng thành phần đa dạng có trong dược liệu này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người dùng. Mọi virus, vi khuẩn đều bị ngăn chặn khi có ý định xâm nhập gây hại cho cơ thể nhờ vào việc kích hoạt protein Interferonơ. Cam thảo có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh điển hình như viêm gan B/C, viêm gan siêu vi, herpes simplex,…

Cam thảo còn tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ virus gây bệnh
Cam thảo còn tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ virus gây bệnh

Dùng để chống viêm, làm đẹp da

Bảng thành phần của cam thảo ngoài những tinh chất trên thì còn chứa cả Glycyrrhizin và Acid Liquiritic. Đây đều là các tổ hợp có công dụng tiêu sưng, chống loét và thúc đẩy quá trình phát triển ở lớp biểu bì. Cho nên vị thuốc này thường được kê toa cùng các loại thuốc khác để điều trị vết thương hở giảm viêm, giúp sẹo mau chóng lành lại.

Đồng thời, những hoạt chất có chức năng kháng viêm bên trong cam thảo còn được ứng dụng vào quy trình làm đẹp, chăm sóc da, điều trị các bệnh như lở, ngứa, dị ứng, vảy nến,… 

Cam thảo điều trị các bệnh đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, phế quản, hen suyễn,… đều có thể dùng lộ thảo để điều trị. Những vi chất saponin có trong vị thuốc này sẽ giúp làm long đờm, hóa lỏng các ổ dịch đang ứ đọng. Từ đó, tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng, hệ hô hấp thông thoáng hơn giúp người dùng cảm thấy dễ chịu.

Phòng chống, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Trên thực tế, vị thuốc này đã được y khoa chứng mình mang đến kết quả tốt trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày. Dịch chiết từ cây cam thảo đều có tác dụng chữa lành các tổn thương niêm mạc. Đồng thời thành phần flavonoid còn hỗ trợ dạ dày ức chế vi khuẩn HP sinh trưởng từ đó tình trạng viêm loét được ngăn chặn tuyệt đối.

Cho nên trong y học, những bệnh nhân mắc tình trạng viêm loét dạ dày thì ngoài điều trị bằng thuốc tây họ còn được bác sĩ khuyến cáo dùng thêm cam thảo. Bởi trong loại cây này chứa glyxyridin – hoạt chất có công dụng thúc đẩy quá trình phân tách, hoạt động của các tế bào thành ruột. Dạ dày sẽ được tăng lượng dịch tiết ra, hỗ trợ và ngăn chặn tạo nên các vết loét.

Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu có tới hơn 90% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đã thành công điều trị dứt điểm nhờ dùng cam thảo đúng cách. Tuy nhiên bạn muốn hồi phục sức khỏe thì cần phải thật kiên trì và kết hợp thêm nhiều phương pháp khác để tránh biến chứng nặng như xuất huyết, ung thư, hẹp môn vị,…

Cam thảo giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Cam thảo giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Giảm độc, mát gan

Công dụng tuyệt diệu khác của vị thuộc này chính là có khả năng giảm độc, mát gan. Theo các nhà khoa học, cam thảo có thể giúp con người loại bỏ, giảm thiểu các chất gây hại ở trong morphin, cocain, atropin, chloralhydrat, strychnin khi đưa vào cơ thể. Đồng thời loài cây này còn có thể phá giải độc tố bạch cầu, uốn ván hay như nọc rắn, cá nóc,…

Tổ hợp chất Glycyrrhizin và các loại muối (Ca, Na…) sẽ tạo thành vách ngăn không cho tác nhân gây hại ảnh hưởng đến chức năng của tim. Đồng thời cam thảo còn giúp gan đào thải độc tố ra bên ngoài, ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính. Cho nên mọi người muốn bảo vệ bản thân thì nên xem xét và nghiên cứu sử dụng quốc lão trong cuộc sống nhé.

Giúp người dùng bảo vệ tim

Axit mật là thành phần có chức năng kiểm soát hàm lượng cholesterol xấu hình thành trong cơ thể. Nhờ đó các bệnh về đường tim mạch như huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,… đều được phòng chống, ngăn ngừa hình thành. Đồng thời quá trình oxy hóa của những cholesterol gây hại cũng bị ức chế. Vì vậy trong y học, cam thảo thường dùng để bảo vệ hệ tuần hoàn, tim mạch là do thành phần chứa rất nhiều axit mật. 

Lưu ý quan trọng khi sử dụng cam thảo

Tuy đây là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu hiệu nhưng trong một số trường hợp vẫn cần phải cân nhắc hoặc xin chỉ định từ y bác sĩ chuyên ngành. Các lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nhớ khi dùng cam thảo gồm có:

  • Phụ nữ đang mang bầu thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc này. Bởi hoạt chất glycyrrhiza có trong lộ thảo sẽ gây hại tới quá trình phát triển bộ não của thai nhi khiến nhận thức, trí thông minh ở trẻ bị giảm sút, ảnh hưởng rất nhiều.
  • Bệnh nhân có tiền sử huyết áp không ổn định cao hoặc thấp quá thì cũng tuyệt đối không được dùng đến quốc lão.
  • Người nào hay bị đầy hơi, chướng bụng thì cũng cần tránh xa cây loại thuốc này để quá trình điều trị bệnh không bị ảnh hưởng.
  • Với tình trạng suy thận, viêm gan, xơ gan,… có biểu hiện phù nề thì nhớ không được dùng cam thảo.
  • Hay như nếu bạn bị táo bón do đại tràng thực nhiệt hoặc người yếu mệt quá độ, các cụ cao tuổi,… thì khi dùng vị thuốc này sẽ làm tăng khả năng mắc chứng táo bón. 
  • Khi mọi người đang dùng nhân trần thì lưu ý không được kết hợp với lộ thảo và ngược lại. Bởi hai vị thuốc này có công dụng trái ngược nhau, khiến cơ thể phải làm việc với công suất lớn gây tăng huyết áp, gánh nặng lên tim.
Dược liệu này tuy lành tính nhưng vẫn cần lưu ý trước khi sử dụng
Dược liệu này tuy lành tính nhưng vẫn cần lưu ý trước khi sử dụng

Cách sử dụng cam thảo hợp lý

Vị thuốc này tuy có nhiều chức năng trong y khoa tuy nhiên cũng chứa không ít nguy cơ gây nên những tác dụng phụ. Cho nên mọi người cần phải đảm bảo dùng đúng và đủ liều lượng được bác sĩ kê toa để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Thời gian sử dụng cũng không nên quá dài ngày. Đối với những người khỏe mạnh thì chỉ nên dùng trà cam thảo hằng ngày để đạt được các mục đích cá nhân chứ không được uống thay thế hoàn toàn cho nước lọc.

Theo các chuyên gia, người bệnh có thể sử dụng dược liệu này ở dạng sắc thuốc uống, ăn trực tiếp, dùng cao bôi hoặc tìm đến các sản phẩm đã qua điều chế như kẹo, trà,… Khi lựa chọn, bạn nên tìm cam thảo có vị ngọt nhẹ, không bị sâu đục hư hỏng và có màu vàng, mùi thơm rõ ràng.

Liều lượng dùng cam thảo sẽ phụ thuộc tùy vào tình trạng bệnh mà bạn đang cần phải điều trị. Tuy khác nhau nhưng mọi người vẫn cần phải chú ý đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều dược liệu này trong một ngày. Hàm lượng lộ thảo tối ưu nhất được Bộ Y tế quy định là từ 4 – 80 mg/ngày.

Lượng lộ thảo được khuyến cáo trong ngày là từ 4 - 80mg
Lượng lộ thảo được khuyến cáo trong ngày là từ 4 – 80mg

Kết luận 

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc liên quan đến dược liệu quý cam thảo. Hy vọng rằng các dữ liệu trong bài viết có thể giúp mọi người nhận thức và hiểu đúng đắn nhất về tầm quan trọng cùng tác dụng của vị thuốc ngàn năm này. Nếu ai đang có ý định sử dụng lộ thảo cùng những loại thuốc khác thì hãy nên tham khảo tư vấn, hướng điều trị từ các bác sĩ nhé.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Xem nhiều nhất
- Advertisement -spot_img