Trang chủBlogBồ kết và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược...

Bồ kết và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu này

- Advertisement -spot_img

Bồ kết là dược liệu y khoa vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết về công dụng và các bài thuốc điều trị bệnh hữu hiệu của chúng. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có ngay những kiến thức bổ ích chi tiết nhất về loại thực vật này nên đừng bỏ lỡ nhé.

Đặc điểm thường thấy ở bồ kết

Bồ kết là loại cây dược liệu vô cùng phổ biến với tên khoa học Gleditsia fera (Lour.) Merr, được xếp vào họ nhà Vang (Caesalpiniaceae). Tại Việt Nam, ngoài cách gọi trên ra thì ở một số vùng còn có những cái tên phổ biến khác như: tạo giác, chùm kết, co kết, bồ kếp, phác kết,…

Để nhận biết cây bồ kết khi bắt gặp ngoài đời thì mọi người có thể dựa theo những đặc điểm nổi bật về ngoại hình dưới đây: 

  • Vị thuốc này thuộc vào dòng cây thân gỗ to với kích thước chiều cao trưởng thành đạt từ 5 – 7m. Phần vỏ ngoài khá láng mịn nhưng mọc rất nhiều gai nhọn phân nhánh, to và cứng. Cành của cây bồ kết màu xám nhạt, khúc khuỷu, mảnh, hình trụ, ban đầu cũng có lông nhưng về sau nhẵn dần.
  • Lá tạo giác là dạng kép, hình quả trứng thon dài, mép răng cưa, mọc so le nhau từ 6 – 8 đôi ở trên cuống chung dài 10 – 12cm. Trên bề mặt sẽ có những cọng lông nhỏ cùng các đường rãnh.
  • Hoa bồ kết có 5 cánh màu trắng, mọc thành các chùm từ 2 – 7 cái ở bên ngoài kẽ lá với độ dài 10 – 15cm, nộ rộ trong tiết trời tháng 5 – 7 hằng năm.
  • Trái chùm kết thuộc loại đậu mỏng, dài từ 10 – 12cm rộng 1,5 – 2cm, khá thẳng, xuất hiện từ tháng 8 – 10 mỗi năm. Lúc còn tươi mặt ngoài có một lớp phấn, màu xanh lam, lúc chín chuyển thành vàng nâu và đổi đen khi để quá lâu. Phía bên trong bồ kết có ruột cơm vàng và khoảng 10 – 12 hạt. 
Trái bồ kết lúc còn tươi có màu xanh lam sau chuyển dần sang đen
Trái bồ kết lúc còn tươi có màu xanh lam sau chuyển dần sang đen

Muôn vàn công dụng đối với tóc

Trái bồ kết là một trong những dược liệu thường xuyên được điều chế để dùng cho mục đích chăm sóc, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tóc, da đầu. Cụ thể hơn về muôn vàn công dụng hữu hiệu của loại dược liệu này đó là:

Nuôi dưỡng, phục hồi tóc chắc khỏe, mềm mượt

Bên trong trái bồ kết có chứa 2 thành phần chính là saponaretin và flavonozit. Với hai dưỡng chất này tuyến bã nhờn của phần da đầu sau khi sử dụng sẽ được hỗ trợ cân bằng lại. Lượng dầu tiết ra sẽ ít hơn, giúp phần chân tóc không bị bít tắc, phục hồi nhanh chóng, ngày càng chắc khỏe. Nhờ vậy, tình trạng gãy rụng cũng thuyên giảm đi rất nhiều.

Bên cạnh đó, bảng thành phần của trái bồ kết còn có chứa các phân tử Ca, protein và những khoáng chất vi lượng. Cho nên khi bạn thường xuyên gội đầu bằng loại dược liệu này sẽ giúp tóc sản sinh, tự tổng hợp ra lipid và canxi. Sau đó những dưỡng chất này liền thẩm thấu vào lớp biểu bì, tận sâu gốc rễ giúp cải thiện tối ưu tình trạng tóc khô, yếu, gãy rụng.

Bồ kết giúp điều trị, cải thiện tình trạng tóc rụng, gãy

Rụng tóc luôn là điều ám ảnh không chỉ với chị em phụ nữ mà ngay cả cánh đàn ông cũng vô cùng lo lắng. Tình trạng này xảy ra có thể là từ rất nhiều nguyên nhân như tâm lý căng thẳng, tuổi tác, chất tóc, thai kỳ, cơ thể suy nhược,… Trong các tình huống đó thì bạn có thể cải thiện vấn đề bằng việc sử dụng bồ kết để gội đầu.

Bởi trong tạo giác chứa đông đảo hoạt chất flavonoid có tác dụng tăng cường khả năng chống oxy hóa, phục hồi nang tóc. Đồng thời thành phần này còn hỗ trợ, kích thích quá trình phân tách tế bào mới làm cho những nơi rụng nhiều sẽ mọc lại nhanh hơn. Hoạt động của các gốc tự do cũng bị ức chế giúp tình trạng lão hóa nang tóc gây hói đầu được hạn chế xảy ra khi dùng nước nấu từ tạo giác gội đầu thường xuyên.

Giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa gãy rụng, lão hóa
Bồ kết giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa gãy rụng, lão hóa

Xử lý, loại bỏ các bệnh xuất hiện trên da đầu

Phần trái và gai của tạo giác khi được sắc thành nước mang đi gội đầu sẽ có công dụng ức chế sự phát triển, quá trình sinh trưởng của các vi khuẩn, nấm. Bởi vì bên trong trái bồ kết còn rất giàu hoạt chất saponin có công dụng kháng viêm, tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho da đầu. Đồng thời thành phần này còn giúp màng bảo vệ trên bề mặt lớp biểu bì phục hồi nhanh chóng, giảm lượng dầu tiết ra. Nhờ đó một số bệnh lý điển hình như viêm da, nấm, ngứa,… đều sẽ cải thiện rõ rệt từng ngày sau khi sử dụng liên tục.

Hướng dẫn nấu nước bồ kết để gội đầu

Gội đầu bằng trái hay gai của chùm kết chính là sự lựa chọn tuyệt vời, lành tính nhất cho những ai đang gặp phải bệnh lý hoặc muốn dưỡng tóc suôn mượt, chắc khỏe, không gãy rụng. Các cách chế biến nước tạo giác giúp phát huy tối đa công dụng, mang lại hiệu quả nhất gồm có:

Nấu nước bồ kết thông thường

Bạn cần có 2 – 3 trái/gai khô của cây tạo giác. Sau đó, mọi người đem nguyên liệu này đi rang giòn đến khi có mùi thơm nổi lên thì dừng lại. Tiếp đến chúng ta bẻ nhỏ bồ kết rồi thả vào nồi nước sôi, đun thêm 5 – 10 phút tùy độ lớn của lửa thì tắt bếp. Cuối cùng mọi người chỉ cần vớt bã ra rồi dùng để gội đầu, ngâm ủ tóc.

Nấu nước chùm kết với vỏ bưởi

Khi bạn muốn tình trạng tóc nấm, viêm được cải thiện nhanh hơn thì có thể kết hợp tạo giác với vỏ bưởi để tăng hiệu quả công dụng. Nguyên liệu nấu gồm có 2 trái bồ kết khô đập vụn cùng 50g vỏ bưởi cắt miếng nhỏ. Mọi người mang tất cả đun sôi trong vòng 15 – 20 phút để tinh chất dưỡng tóc tan hết vào trong nước. Phần cốt thu được bạn có thể dùng để gội đầu trực tiếp hoặc pha loãng.

Gội đầu bằng nước nấu từ tạo giác và vỏ bưởi vô cùng tốt
Gội đầu bằng nước nấu từ tạo giác và vỏ bưởi vô cùng tốt

Nước tạo giác nấu với hương nhu

Nếu bạn đang bị ngứa, thừa nhiều dầu, tóc nhanh bết thì nên gội đầu bằng nước bồ kết nấu với hương nhu. Bởi chúng có thể ức chế sự hoạt động liên tục của tuyến bã nhờn, đây mạnh quá trình lưu thông máu và kích thích mọc tóc mới. Cách làm là bạn dùng 2 trái tạo giác khô đập vụn kết hợp với 1 nắm lá hương nhu. Sau đó, đem nguyên liệu đun sôi  trong 10 – 20 phút. Dung dịch thu được pha loãng rồi dùng để gội đầu thay cho nước.

Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ trái bồ kết

Trái tạo giác được ứng dụng rất nhiều trong y khoa để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như phong hàn, ho suyễn, mụn nhọt, sâu răng,… Một số bài thuốc hiệu quả từ dược liệu này mà cần biết đó là:

  • Chữa phong hàn, cấm khẩu, hôn mê: nguyên liệu gồm bố kết và bạc hà có tỷ lệ 1:1, tán mịn rồi thổi hỗn hợp thu được vào mũi người bệnh để gây hắt hơi khiến họ tỉnh lại.
  • Chữa hen, ho đờm, khò khè: thành phần gồm 1g tạo giác, 1g quế chi, 4g đại táo, 2g cam thảo, 1g sinh khương và 600ml nước. Tất cả đem đi sắc chung đến khi cạn còn khoảng 200ml thì dừng, chia uống làm 3 lần trong ngày.
  • Chữa sâu răng: mọi người đem tán nhỏ trái bồ kết rồi đắp vào phần chân răng bị sâu, cứ chảy nước miếng thì nhổ ra chứ không được nuốt xuống.
  • Chữa mụn nhọt: dùng 20g tạo giác với 20g bồ công anh đun nước uống đều đặn mỗi ngày.
  • Chữa sưng vú cho phụ nữ: nguyên liệu cần có gồm tạo giác đốt tồn tính 40g và bang phấn 4g. Đem cả đi tán nhỏ thành bột, trộn đều rồi mỗi lần uống 4g.
Có rất nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ trái chùm kết
Có rất nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ trái chùm kết

Những lưu ý khi sử dụng bồ kết

Do hầu hết các bộ phận của cây dược liệu này đều có chứa độc tính cho nên khi sử dụng mọi người cần phải hết sức cẩn thận. Một số điều bạn cần phải lưu ý hàng đầu mỗi lần dùng những bài thuốc chế biến từ bồ kết đó là:

  • Liều lượng trái, gai chùm kết được khuyến cáo nên dùng cho trị bệnh là từ 3 – 10 g/ngày.
  • Tạo giác phải được chế biến kỹ thì mới có thể dùng bằng đường uống. Tốt nhất nên sử dụng chúng để đắp ngoài da để hạn chế tình trạng ngộ độc ngoài ý muốn.
  • Phụ nữ mang thai không được dùng bồ kết bởi độc tính có thể gây ra hậu quả sảy thai hoặc dị tật ở trẻ.
  • Những người yếu tỳ vị thì cũng không nên sử dụng dược liệu này bởi nguy cơ rối loạn tiêu hóa sẽ tăng cao gây đầy bụng, chướng hơi, mất ngủ,…
  • Nếu đang đói bạn không nên uống nước tạo giác để tránh bị say, ngộ độc.

Quy trình gieo trồng bồ kết đơn giản

Nếu bạn đang muốn tự trồng cho mình một cây tạo giác trong vườn nhà thì ươm mầm từ hạt. Loại dược liệu này không kén đất, dễ dàng sinh trưởng phát triển ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. Cụ thể về cách trồng và chăm sóc bồ kết chi tiết mọi người nên tham khảo là:

  • Trước tiên bạn cần phải chọn được hạt chùm kết chắc, không bị nấm mọt hay sứt mẻ để phần phôi nảy mầm khỏe mạnh. Sau đó, mọi người đem ngâm no nước rồi mới mang ươm xuống đất, thời gian phù hợp để cây phát triển tốt nhất là vào tháng 2 – 3 hằng năm.
  • Khi gieo thẳng thì mỗi gốc nên cách nhau chừng 20cm và có từ 3 – 4 hạt bồ kết rồi về sau tỉa chỉ để lại mầm khỏe nhất.
  • Thời gian gieo hạt được 5 – 6 tháng thì mọi người bứng cây con trồng vào các hố đã đào sẵn kích thước 40 x 40 x 50 cm. Trong mỗi hốc bạn bón lót bằng 5 – 7kg phân chuồng trộn với đất. Sau khi đặt cây tạo giác con lên trên chúng ta phủ kín, chèn gốc rồi tưới nước ẩm. Gia chủ có thể thêm một lớp bèo xung quanh để giữ đất và hạn chế cỏ mọc dại.
Chùm kết có quy trình gieo trồng khá đơn giản
Chùm kết có quy trình gieo trồng khá đơn giản

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về bồ kết mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Loại dược liệu này tuy có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý nhưng khi dùng mọi người vẫn cần phải lưu ý một số điểm để luôn an toàn. Tốt nhất, chúng ta nên tham khảo sự tư vấn từ bác sỹ để có kết quả tối ưu nhé.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Xem nhiều nhất
- Advertisement -spot_img