Hà thủ ô là cái tên không mấy xa lạ đối với những người trong giới Y học Cổ truyền hay những bệnh nhân cần đến loại thảo dược này. Có rất nhiều bài thuốc dân gian và Đông y có sự xuất hiện của vị thuốc này. Vậy cụ thể thì thảo dược này chữa được các bệnh gì? Đặc trưng của nó là gì và có những cách sử dụng nào, hãy cùng tìm hiểu thật kỹ nhé..
Nét đặc trưng nhận diện cây hà thủ ô
Hà thủ ô là một loại cây có dây leo, xoắn vào với nhau, là một loại thảo mộc có tính hàn, chữa được các bệnh bạc tóc, an thần, bổ máu, đại tràng. Loài cây này còn có tên khác là dạ giao đằng, má ỏn, khua lình, thủ ô, dạ hợp,…
Có thể dễ dàng thấy thủ ô mọc hoang tại nhiều nơi như vườn cây, bờ rào, hay trên thân của các loài cây to lớn khác. Hà thủ ô mang giá trị lớn trong y học, đây còn là một loại thảo dược được sử dụng nhiều hiện nay.
Tổng quan về hà thủ ô
Hà thủ ô có thân leo, lá tròn có vân và nhẵn, cuống dài. Các lá to thường mọc xen kẽ với nhau để tăng tiết diện tiếp xúc ánh mặt trời. Đặc biệt, lá thủ ô sẽ chuốt nhọn về đầu và viền lá hơi gợn sóng. Trên thân thủ ô có chút lông tơ màu trắng, thân nhỏ nên dễ dàng cuốn vào với nhau và leo lên thân các cây thân gỗ khác. Rễ của thủ ô sẽ phồng lên để thành củ, phần này cũng có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Hoa thủ ô màu tím, kết lại thành từng chùm thưa, bông hoa nhỏ chỉ khoảng 0,5 – 1cm.
Tại Việt Nam, tỉnh thành nào cũng có thể trồng được loại cây này. Nhưng hà thủ ô được tìm thấy nhiều nhất ở Nghệ An, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu,…Hòa Bình, Lạng Sơn cũng có với số lượng ít hơn. Các vùng trong miền Nam thường sẽ trồng thủ ô trong nhà kính hoặc theo quy mô để phục vụ chế biến thuốc Đông y.
Phân biệt cụ thể cây thủ ô
Tại Việt Nam, hiện có đến 2 loại hà thủ ô, dù có công dụng giống nhau nhưng hàm lượng chất có sự chênh lệch. Vì vậy để sử dụng thuốc được tốt nhất, người bệnh cũng nên lựa chọn loại thủ ô phù hợp.
- Thủ ô đỏ: rễ của thủ ô đỏ giống với khoai lang, có màu hơi đỏ tím và phình ra, tuy nhiên hơi lồi lõm và cứng chứ không xốp. Loại thủ ô này có tên tiếng Anh là Fallopia Multiflora, gọi là thủ ô đỏ bởi bên trong vỏ cây khá bột và có màu hồng. Thủ ô đỏ hơi chát, đắng và không có mùi, công dụng của nó cũng tốt hơn những loại thủ ô bình thường. Trong Đông y, người ta thường dùng dạ giao đằng đỏ.
- Thủ ô trắng là loại thường thấy nhất, với tên tiếng Anh là Streptocaulon Juventas Merr. Nếu thủ ô đỏ có họ với rau răm thì thủ ô trắng cùng họ với thiên lý. Thân thủ ô trắng có lông mịn, có nhựa trắng ngà. Thủ ô trắng đặc biệt có mùi thơm rất dịu, vị cũng gần giống với thủ ô đỏ. Trong một số trường hợp, thủ ô trắng cũng được dùng để hỗ trợ bệnh nhân điều trị.
Cách chế biến hà thủ ô không mất chất
Trong cây hà thủ ô có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho đại tràng, hệ tiêu hóa và cả công dụng làm đẹp. Một số thành phần như lecithin, chrysophanic acid, anthrone, emodin,…khiến cho thủ ô có vị đắng hơi ngòn ngọt chát. Thủ ô còn có tính lạnh, vì vậy cần đảm bảo chế biến đúng quy trình để thủ ô đạt được hiệu quả, không gây tác dụng phụ cho người dùng.
Đầu tiên, hà thủ ô khi được thu hoạch về thường sẽ lấy thân và củ, chủ yếu là củ, sau đó rửa thật sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài để nhựa thủ ô tiết ra. Tiếp theo, nên ngâm thủ ô với nước vo gạo, thời gian thích hợp là trong 24 tiếng để thủ ô tiết ra hết chất đắng cũng như nhựa cây, giờ đây củ thủ ô sẽ còn lại những tinh chất bổ dưỡng nhất. Trong Đông y, người ta thường thái lát thủ ô và bỏ lõi, sau đó đem đi phơi khô.
Cách chế biến thủ ô tại nhà cho những người có nhu cầu sử dụng cũng vô cùng đơn giản. Thủ ô khô sau khi mua về ngâm với nước, sau đó rửa sạch lại và đem chưng cách thủy. Bạn có thể chưng với nước lọc hoặc sử dụng nước đậu đen theo tỷ lệ 3:1. Thời gian chưng lâu và số lần chưng khoảng 9 lần được cho là giúp thủ ô loại bỏ các chất độc có trong nó, khiến thủ ô thêm bổ dưỡng, cơ thể người cũng hấp thụ tốt hơn.
Công dụng y học của hà thủ ô
Công dụng của thủ ô đã được các nhà nghiên cứu Y học cổ truyền lẫn y học hiện đại công nhận. Theo như nghiên cứu, trong cây thủ ô có các chất như tanin, antraquinon tự do, antraglycozid,… giúp cơ thể người cầm tiêu chảy, nhuận tràng, thông tiện và chữa trị táo bón.
Công dụng trong Y học Cổ truyền
Như đã nói, cây hà thủ ô có vị đắng ngọt hơi chát nhẹ. Vì vậy trong y học thường được sử dụng để bồi bổ, chữa các bệnh về an thần, dưỡng huyết, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Những người có thần kinh suy nhược, thiếu máu, thường xuyên đau đầu, mỏi gối, choáng váng cũng có thể sử dụng thuốc sắc từ cây thủ ô để dùng mỗi ngày.
Riêng rễ của cây thủ ô có rất nhiều công dụng. Nó có tác động trực tiếp đối với thận, gan và đại tràng. Những người bị táo bón kinh niên, uống nước thủ ô từ 1 – 2 lần trong ngày sẽ dễ dàng đại tiện hơn mà không cần sử dụng các biện pháp tác động vật lý khác. Các triệu chứng của bệnh thận âm hư, đau đầu, chóng mặt, ù tai cũng được chữa trị dứt điểm nhờ các bài thuốc có thủ ô.
Những người có các triệu chứng sau: tóc bạc sớm, lỵ, trĩ, sốt rét, bệnh mạch vành, huyết áp cao thấp bất thường, mỡ trong máu nên uống 12 – 60 gam hà thủ ô mỗi ngày. Uống trong một tuần, mỗi ngày 2 lần sẽ có kết quả rõ rệt. Đặc biệt, cây thủ ô giúp giảm thiểu cholesterol nên rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Công dụng đối với y học hiện đại
Ngày nay, hà thủ ô được nhiều công ty sản xuất thuốc thu hoạch và chế biến, xay thành bột, kết hợp với các loại thuốc khác để tạo ra những vỉ thuốc hỗ trợ thần kinh, làm đều kinh nguyệt ở nữ giới. Đặc biệt, theo như kết quả nghiên cứu, loài thảo mộc này còn có công dụng rất tốt trong việc tăng lưu thông máu, ngăn ngừa lão hóa và các vấn đề khác của tim mạch.
Như đã nói, trong thủ ô có chứa các chất giúp cơ thể người giảm hấp thu cholesterol, giúp chống xơ cứng động mạch và nhiều vấn đề khác về tim mạch. Loại thảo mộc này còn kích thích ruột, giúp ăn ngon, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nhuận tràng.
Các bài thuốc sử dụng thủ ô
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc sử dụng hà thủ ô, phần lớn là Đông y, kết hợp giữa cây thủ ô với nhiều vị thuốc Đông y khác để tạo thành những công dụng khác nhau. Cách chế biến thủ ô khi mua về dựa vào chỉ định của bác sĩ, tùy vào triệu chứng mà lượng thủ ô sử dụng ít hay nhiều.
Sử dụng thủ ô tươi
Các bài thuốc sử dụng hà thủ ô tươi đều là những bài thuốc dân gian được truyền lại từ cha ông ngày xưa. Nếu người bệnh có triệu chứng huyết hư, đại tiện bí, khó đại tiện thì nên sử dụng thủ ô tươi sắc lên lấy nước, bỏ bã và uống hằng ngày. Người bệnh có thể uống trong một tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm, nếu bệnh vẫn không dứt, cần đến cơ sở y tế thăm khám. Những người bị tinh trùng yếu, loãng tinh trùng cũng có thể sử dụng thủ ô để tăng cường sức khỏe sinh lý.
Sử dụng hà thủ ô khô
Với các bài thuốc dùng thủ ô khô, phần lớn sẽ cần sắc lên, lấy nước uống mỗi ngày. Thủ ô khi kết hợp với đan sâm, trân châu sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, chống mất ngủ. Thủ ô khi kết hợp với bắc sa sâm, quy bản, long cốt bạch thược lại tạo ra bài thuốc quý giúp bổ huyết, ngăn chặn râu và tóc bị bạc sớm.
Các bộ phận thận, gan yếu, người bệnh nên sử dụng thủ ô cùng với bạch linh, ngưu tất, đương quy, thỏ ty tử, phá cố chỉ sắc lên. Bên cạnh đó, cũng có thể xay nhuyễn thành dạng bột và nấu với nước uống. Vì các loại thuốc trên đều có vị đắng nên hiện nay, người ta chuộng tán thuốc thành bột, nhào cùng mật ong, se viên ăn dần.
Các vấn đề về máu, huyết áp, chân tay tê, mỏi cũng có thể trị bằng thủ ô với bài thuốc bao gồm: thủ ô, sinh địa, huyền sâm, bạch thược, tang ký sinh, ngưu tất, sa uyển tật lê. Uống mỗi ngày 1 – 2 lần, sẽ cải thiện đáng kể các tình trạng kể trên. Tuy nhiên, cũng cần sử dụng sao cho hợp lý, tránh việc uống quá nhiều hay quá ít khiến tác dụng của bài thuốc bị thay đổi.
Cần chú ý gì khi sử dụng hà thủ ô
Thủ ô là một bài thuốc Đông y có rất nhiều công dụng, càng nhiều công dụng lại càng phải cẩn thận trong quá trình sử dụng, bởi nếu người bệnh có tiền sử có những bệnh đối kháng với thủ ô thì sẽ không thể nào sử dụng được.
Một số đối tượng không nên sử dụng hà thủ ô như phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang trong quá trình cho con bú. Tuy thủ ô có thể chữa tắc tia sữa, nhưng sản phụ khi sử dụng thủ ô nên cho con bú sữa ngoài, sau khi sữa về cũng không nên cho bé bú vội mà đợi lọc sữa 1 – 2 ngày (dừng thuốc) thì mới cho con bú.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thủ ô đúng liều lượng cũng cần được chú tâm. Tại các cơ sở Đông y, hà thủ ô sẽ được bán theo từng thang, phù hợp với từng ngày sử dụng. Người bệnh nên nghe theo chỉ định của dược sĩ để tránh trường hợp đáng tiếc. Ngoài ra, những người dị ứng với các chất có trong thủ ô cũng không được sử dụng bài thuốc này.
Kết luận
Có thể nói, thảo mộc là thứ được nhiều người tin dùng bởi nó lành tính, không có nhiều chất hóa học và chữa được vô vàn loại bệnh. Hà thủ ô tuy dễ kiếm nhưng lại có công dụng to lớn, vì vậy không tránh khỏi việc bị độn giá tiền. Người bệnh cần tìm địa chỉ mua thích hợp để mua được hàng chất lượng nhất.