Cây bồ công anh được biết đến như một loài hoa với cấu tạo đặc biệt, các hạt bồ công anh nhẹ nhàng, tung bay gió tạo nên hình ảnh một loài cây yếu đuối, dịu dàng. Tuy nhiên, với giới y học, bồ công anh không chỉ đẹp mà còn rất có lợi đối với sức khỏe con người. Trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, bạn sẽ bắt gặp những cái tên như Bồ cóc, mũi mác,… Đó chính là tên Đông y của loài hoa này.
Đặc điểm cấu tạo của bồ công anh
Cây bồ công anh là một loại cây mọc dại, có tên gọi khác là diếp hoang, cây mũi mác, cây rau lưỡi cày, rau bồ cóc hay tên quốc tế là Lactuca Indica. Bồ công anh thuộc họ Asteraceae, với ngoại hình nhỏ bé khá đặc biệt, mọc ở nhiều địa hình khác nhau.
Khá dễ để nhận diện bồ công anh, bởi hoa và hạt của nó rất đặc biệt. Thân cây nhỏ, chỉ cao tầm 15 – 20cm, thẳng đứng, thân cây xanh, nhẵn không có gai và cành. Thường sẽ có các lá bè ngang, 1 cành mọc thẳng đứng, ra hoa và hạt. Lá cây thường có hình dạng dài, mọc ngang rũ ra mặt đất. Hoa bồ công anh có màu vàng, trong Đông y thường gọi là Hoàng hoa địa đinh, có thể dùng làm thuốc.
Có thể bắt gặp bồ công anh tại nhiều nơi, nhưng ngày nay, để tiện lợi cho mục đích thu hoạch làm thuốc, người ta tiến hành trồng bồ công anh theo quy mô lớn hơn. Bồ công anh được trồng bằng hạt, thời điểm trồng thường vào hai mùa xuân (tháng 3, tháng 4) và mùa thu (tháng 9, tháng 10). Vì bồ công anh lớn nhanh nên chỉ cần ít nhất 4 tháng là có thể thu hoạch, sau đó cả lá, thân và hoa đều được sử dụng cho Y học Cổ truyền.
Cây bồ công anh có những thành phần hóa học nào?
Bồ công anh dù là loài hoa dại nhưng trong nó lại sở hữu lượng “dưỡng chất” khổng lồ. Các thành phần có trong rễ, thân, lá và hoa bồ công anh đều rất có lợi cho sức khỏe, vì vậy loài cây này được giới Đông y săn đón nhiệt tình. Cụ thể, một số chất được giới y khoa tìm thấy trong loài cây này như sau:
- Protein, chất xơ: có trong rễ và thân cây.
- Vitamin A, C, E, K, B6, B1, B2, B9
- Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, đồng, mangan
Nhờ có những thành phần này mà cây bồ công anh thường được sử dụng trong các đơn thuốc gia truyền chữa bệnh về xương khớp, gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoặc tăng cường các chức năng trong cơ thể. Ngoài ra, tính kiềm có trong bồ công anh cũng góp phần sát khuẩn, chống nhiễm nấm, khuẩn hiệu quả cho cơ thể.
Các thành phần hóa học có trong cây bồ công anh đều có những công dụng riêng. Tuy nhiên người sử dụng cần biết được cụ thể các chất nằm nhiều ở phần nào của cây để lựa chọn cho hợp lý.
Một số lợi ích của cây bồ công anh
Nhiều năm qua, giới y học không ngừng nghiên cứu về công dụng của loài cây này và đã có nhiều phát hiện như bồ công anh có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt, thải độc cực tốt. Dần dần, bồ công anh được đưa vào sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như sau.
Công dụng đối với bệnh lý
Bồ công anh có hai loại công dụng, một là chữa bệnh, hai là hỗ trợ chức năng. Cả hai loại công dụng này đều được giới y học tận dụng tới cùng.
- Bệnh viêm nhiễm: Với các bệnh viêm ngoài da, dược liệu từ bồ công anh có thể chữa khỏi. Khi cơ thể có tình trạng phát ban, ngứa, nhiều người thường đun nước bồ công anh để tắm, liên tục vài ngày sẽ khỏi hẳn.
- Những người có bệnh lý tiểu đường cũng thường sử dụng bồ công anh để hỗ trợ điều trị. Tuyến tụy – nơi sản xuất ra insulin (một chất giúp giảm đường trong máu và cơ thể) được kích thích tối đa khi người bệnh sử dụng bồ công anh. Vì vậy, người bệnh mắc bệnh đái tháo đường sau khi uống thuốc sắc từ cây bồ công anh sẽ thuyên giảm triệu chứng.
- Cây rau bồ cóc còn giúp cơ thể sản sinh ra các chất chống ung thư hiệu quả. Các tế bào ung thư trong cơ thể giúp ức chế sự hình thành, thậm chí làm tiêu giảm các tế bào này.
- Trong quá trình người bệnh hóa trị, một số tế bào khỏe mạnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi sử dụng bồ công anh thì nó sẽ giúp kháng lại sự độc hại từ hóa trị, bảo vệ tế bào. Như vậy, hóa trị vừa đạt hiệu quả, lại không gây tổn hại nhiều như trước.
Công dụng hỗ trợ chức năng
Cây bồ công anh không chỉ chữa được nhiều loại bệnh liên quan đến da, đường ruột mà còn có chức năng hỗ trợ các cơ quan của cơ thể người. Trong rễ, thân cây và lá của bồ công anh có chứa rất nhiều chất như canxi, magie, sắt, vì vậy, nó có khả năng hỗ trợ phát triển các cơ quan sau:
- Phát triển xương: bồ công anh có chứa canxi, kẽm và sắt nên được dùng trong các thực phẩm chức năng giúp tăng trưởng xương cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, bồ công anh cũng có nhiều vitamin và chất chống lão hóa nên làm giảm quá trình lão hóa rất tốt.
- Giúp gan hoạt động tốt: Loại thảo dược này có vị khá đắng, như ông cha ta đã nói “thuốc đắng giã tật”, đúng vậy khi bồ công anh sẽ giúp cải thiện các chức năng của lá gan, thải độc nhanh chóng, an toàn. Nhưng vì vị đắng của nó mà nhiều người không thích uống, do vậy bạn có thể kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác thèm ăn của trẻ em. Khi uống nước bồ công anh, đường tiêu hóa như được bôi trơn, kích thích tiêu hóa tốt hơn. Chất oxy hóa có sẵn trong cây bồ công anh cũng làm lợi khuẩn tăng lên.
- Bồ công anh giúp lợi tiểu, bảo vệ đường tiết niệu, tăng cường hệ miễn dịch.
Bồ công anh trong bài thuốc Đông y
Trong Đông y, bồ công anh được xem là bài thuốc quý, bởi nó có giá thành rẻ, dễ tìm lại có nhiều công dụng. Không cần bỏ tiền triệu ra mua, người bệnh hoàn toàn có thể tự trồng hoặc tìm kiếm ở khu vực gần nhà. Dược liệu từ bồ công anh sẽ được các nhà thuốc Đông y chế biến, làm khô sẵn. Người bệnh chỉ cần sắc lên với nước là có thể dùng mỗi ngày.
Một số bài thuốc sử dụng bồ công anh
Tất cả các công dụng kể trên của cây thảo dược này đều nằm trong danh sách các bài thuốc Đông y hiệu quả nhất. Để bồ công anh phát huy tác dụng của nó, người ta thường sắc cùng các vị thuốc có lợi khác.
- Sử dụng rễ cây bồ công anh và lá, kết hợp với Xạ đen sẽ có được bài thuốc sử dụng cho bệnh nhân ung thư, chống độc từ hóa trị, dùng để uống mỗi ngày.
- Các sản phụ bị tắc tia sữa, đau, nhức ngực khi cho con bú sử dụng bồ công anh sắc lên, lấy bã đắp lên ngực 1 – 2 lần là sữa sẽ về. Thậm chí, bã bồ công anh khi còn ấm nóng đắp lên ngực cũng có thể giảm đau nhức.
- Đau bụng, tiêu hóa kém cũng được chữa khỏi với bồ công anh. Chỉ cần mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nước bồ công anh (không có bã) sẽ có cảm giác thèm ăn ngay.
- Trà bồ công anh được dùng để làm giảm khó tiêu do polyp túi mật. Hiện tại có nhiều nơi đã chế biến bồ công anh thành trà, khá dễ uống với vị đắng nhẹ.
Cách chế biến cây bồ công anh
Trong các cửa hàng Đông y, thông thường người ta sẽ bán những gói thuốc bồ công anh khô đã qua sấy khô và chế biến thô. Khi người bệnh mua về chỉ cần rửa lại thật sạch, ngâm với nước sạch và đem đi sắc lên.
Thời gian sắc thuốc từ 20 – 30 phút để chất dinh dưỡng ra hết nước, sau đó bỏ thêm chút đường hoặc muối để người bệnh dễ uống hơn. Bỏ bã hoặc giữ lại để đắp lên vùng sưng, viêm cũng được. Tuy nhiên bã bồ công anh không thể giữ lại quá lâu.
Nếu bạn muốn sử dụng cây bồ công anh tươi cũng có thể tìm mua tại chợ thuốc hoặc tìm hái trực tiếp. Bồ công anh thường mọc tại nhiều bụi rậm, sân vườn. Khi này, người hái nên hái lá và thân bồ công anh, không nên lấy rễ vì khó chế biến cũng như làm sạch.
Một số vị thuốc có thể sử dụng để uống cùng với bồ công anh như chè, táo tàu, lá khôi, khổ sâm,… Tuy nhiên, khi muốn kết hợp các vị thuốc với nhau, người bệnh nên hỏi ý kiến dược sĩ cẩn thận. Nhìn chung, bồ công anh có tính hàn nên cần đi chung với các vị thuốc có cùng đặc tính. Nếu không sẽ bị tác dụng phụ lẫn nhau, gây hại cho cơ thể người bệnh.
Một số lưu ý khi dùng bồ công anh
Cây bồ công anh có rất nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy trong cách chế biến hay sử dụng cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn. Thông thường, mỗi một lần sắc thuốc, người bệnh chỉ nên sử dụng 15 – 20gram bồ công anh khô, không nên sử dụng quá nhiều dẫn đến thuốc bị đặc.
Cây bồ công anh nếu đã qua sấy khô thì nên bảo quản đúng nơi, không để ở nơi ẩm ướt hay để ngoài nắng. Độ ẩm cao có thể khiến bồ công anh bị tác động, làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí khiến nó biến chất. Nếu người bệnh sử dụng bồ công anh lần đầu xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nôn mửa, nổi nốt thì nên dừng uống ngay và đến cơ sở gần nhất để thăm khám. Bởi một số bệnh nhân có thể dị ứng với vị thuốc này.
Một số đối tượng khuyến cáo không nên dùng cây bồ công anh như: phụ nữ cho con bú, phụ nữ đang mang thai, người có đường ruột bị kích thích, nhạy cảm, có vấn đề với ống ruột. Trẻ em cũng được khuyến cáo không nên sử dụng loại cây này. Mỗi ngày, người bệnh không uống bồ công anh quá 3 lần, nên uống xen kẽ với nước lọc thường xuyên để tránh kích thích dạ dày.
Kết luận
Như vậy, có thể thấy cây bồ công anh có rất nhiều công dụng, không chỉ là một loài cây thảo mộc đẹp mà còn lợi cho cơ thể. Dù vậy, vẫn không thể chủ quan sử dụng vị thuốc này thường xuyên mà không có chỉ định của y bác sĩ. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong các trường hợp cần thiết.