Trang chủBài thuốc Đông YTìm hiểu về quá trình chế biến cây nhọ nồi phơi khô...

Tìm hiểu về quá trình chế biến cây nhọ nồi phơi khô chi tiết

- Advertisement -spot_img

Cây nhọ nồi là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa một số bệnh nhất định. Hãy tìm hiểu về các bài thuốc và cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về đặc điểm cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn có các tên gọi khác như cỏ mực, bạch hoa thảo, thủy hạn liên, hạn liên thảo. Ở nước ta, cây nhọ nồi được phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi có độ cao 1500m.

Có thể bạn quan tâm:

Cây nhọ nồi thường mọc thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất, có chiều cao khoảng 30 – 40cm và phân nhánh. Thân cây cứng có màu lục hoặc đỏ tía và có lớp lông trắng bên ngoài. Lá cây có hình mác, thường mọc đối nhau, dài khoảng 4 – 8cm, mặt lá thường có nhiều lông trắng nhỏ và có mép răng cưa thưa. Hoa có màu trắng, khá nhỏ và thường mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bé, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Theo Đông y, cây nhọ nồi có vị chua và tính hàn. Loại cây này có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm và thường được dùng để chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mề đay, chảy máu cam… Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây, có thể dùng cây tươi hoặc cây nhọ nồi khô.

Tìm hiểu về đặc điểm cây nhọ nồi
Tìm hiểu về đặc điểm cây nhọ nồi

Cách trồng cây nhọ nồi

1.Giống

Nhọ nồi được nhân giống bằng hạt. Hạt chín rải rác vào mùa hè và thu, vì vậy hạt chín đến đâu thu hoạch đến đó, đem phơi khô rồi bảo quản đến mùa xuân năm sau thì gieo. Hạt nhọ nồi rất nhỏ nhưng tỷ lệ nảy mầm cao. Thường áp dụng cách gieo hạt trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng.

2.Làm đất, trồng và chăm sóc

Đất vườn ươm và đất trồng cần làm thật tơi nhỏ. Nên bón phân lót 10 – 15 tấn phân chuồng hoai / ha, lên luống như luống cải rồi trồng với khoảng cách 20x 10cm, hay 20 x15cm. Sau khi cây bén rễ, có thể dùng nước phân, nước giải, hoặc đạm pha loãng định kỳ cách 20 ngày tưới thúc 1 lần.

Nhọ nồi không có sâu bệnh, nhưng cần chú ý làm cỏ và giữ ẩm. Cây có thể trồng trong điều kiện che bóng một phần.

Cách thu hái và chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Cách thu hái và chế biến cây nhọ nồi phơi khô
Cách thu hái và chế biến cây nhọ nồi phơi khô

Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng được vào nhiều mục đích khác nhau. Cách thu hái và chế biến cây nhọ nồi phơi khô như sau:

– Toàn bộ cây nhọ nồi đều có thể sử dụng làm thuốc và thường thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là thời điểm cây đang ra hoa.

– Sau khi thu hái cần bỏ gốc và rễ cây rồi rửa sạch, cắt đoạn khoảng 3 – 5cm, sau đó phơi khô hay sấy khô đều được.

– Trước khi dùng nên sao qua hoặc đem sao cháy cho đến khi cây có màu đen thì cho chút nước nhằm trừ hoa độc và để nguội.

– Tiếp đó, cho cây nhọ nồi phơi khô vào túi nilon, sau đó buộc kín và bảo quản ở những khu vực thoáng mát, khô ráo để sử dụng dần làm thuốc. Tránh để mối mọt và ẩm ướt, ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu.

Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh

Cây nhọ nồi là loại dược liệu phổ biến trong y học dân gian chữa nhiều bệnh khác nhau. Để việc điều trị các bệnh đạt hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Cần phải lưu ý liều lượng sử dụng thuốc sao cho phù hợp, bởi nếu dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh.

– Nên dùng nồi đất hoặc sứ để đun thuốc, lưu ý không nên dùng dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc.

– Việc điều trị bằng các bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, người bệnh nên tới các trung tâm y học cổ truyền thăm khám trước khi sử dụng thuốc.

– Các thành phần trong cây nhọ nồi có thể phản ứng với một số thực phẩm hoặc đồ uống. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về những món ăn cần kiêng kị khi dùng thuốc.

Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh
Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh

Có thể bạn quan tâm:

– Đối với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần phải tìm hiểu kỹ về liều dùng và làm theo lời khuyên từ các chuyên gia.

Trên đây là tổng hợp cách chế biến cây nhọ nồi phơi khô, bảo quản được lâu và dùng trong điều trị các loại bệnh dân gian. Mong rằng sẽ hữu ích cho bạn đọc nhé!

Tổng hợp: https://dongy247.net/

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Xem nhiều nhất
- Advertisement -spot_img