Từ xưa đến nay, gừng là loại cây phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Không chỉ phục vụ trong chế biến, nấu ăn mà nó còn có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống con người. Cùng tìm hiểu thêm những lợi ích mà loài cây đem lại qua bài viết sau nhé.
Thông tin tổng quát về gừng
Đặc điểm nhận dạng
Gừng còn được biết đến với nhiều cái tên như sinh khương, bào khương, can khương,… và thuộc họ Zingiberaceae. Cây có nguồn gốc từ Châu Á và được trồng rộng rãi ở khắp mọi miền nước ta vừa làm thuốc vừa làm gia vị nấu ăn. Loài cây này thuộc họ thân thảo, sống lâu năm.
Thân rễ nạc, phân thành nhiều nhánh, mọc bò ngang. Lá của cây gừng mọc đối, không có cuống, bẹ, hình mũi mác. Trục của hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20cm và rộng khoảng 2 – 3cm, lá bắc hình quả trứng, dài khoảng 2,5cm, mép lưng có màu vàng
Đài hoa dài tầm 1cm, có 3 răng ngắn và 3 cành hoa dài 2cm, có màu vàng xanh còn mép cánh hoa và nhị hoa màu tím. Toàn cây đặc biệt là thân rễ gừng có mùi thơm, vị cay nóng và chúng thường được thu hoạch vào tháng 5 – tháng 8.
Phân loại
Hiện nay, loài cây này được chia làm 2 loại chính:
- Gừng trắng: Đây là loại chúng ta sử dụng ăn hàng ngày, có củ to, lá nhỏ và vỏ màu trắng, ruột màu vàng. Chúng được trồng rộng rãi ở nước ta do tính ứng dụng đa dạng.
- Gừng đen: Loại này thường được trồng ở các vùng rừng núi, củ màu đỏ, lá có khía màu tím ở giữa, và kích thước nhỏ nhưng lại cực kỳ cay gấp đôi loại màu trắng, có giá trị dược lý cao, được trồng để chế biến thuốc.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ở nước ta gừng được trồng ở khắp nơi, dùng làm gia vị, làm thuốc cũng như xuất khẩu. Muốn ăn tươi hay sinh khương thì bạn nên đào củ của chúng vào mùa hè, mùa thu. Cắt bỏ phần lá, rễ của cây rồi đem rửa sạch. Để tươi được lâu, bạn phải bảo quản trong nồi đất đậy kín. Củ gừng đem phơi khô sẽ được gọi là can khương. Việc phơi khô sẽ giúp sử dụng được lâu hơn và bảo quản cũng dễ dàng.
Công dụng của gừng
Không phải tự nhiên gừng được mọi người sử dụng nhiều đến thế. Ngoài làm tăng hương vị của món ăn thì loại củ này còn có rất nhiều công dụng:
Chống oxy hóa
Cây gừng có thể phân tách được các tế bào tự do, bảo vệ các tế bào đang bị oxy hóa. Trong tinh dầu có chứa terpineol, sabinene và dimethoxyphenyl có khả năng thu nhặt gốc tự do, làm chậm quá trình oxy hóa, giúp cơ thể luôn tươi trẻ.
Chống viêm
Các chiết xuất và thành phần của gừng đã được chứng minh có khả năng chống viêm trên mô hình động vật. Các sản phẩm làm từ loại củ này sẽ giúp kháng viêm, giảm sưng, đau do viêm hoặc thoái hóa khớp gây ra.
Gừng chống ung thư
Các phần hòa tan trong cloroform của gừng có độc tính giúp chống lại các tế bào gây ung thư ở người như ung thư dạ dày và ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư gan và ung thư vú. Ngoài ra, loại củ này còn được chứng minh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Tốt cho hệ thần kinh
Thành phần ethanol có trong cây gừng giúp ngăn chặn sự tiêu hủy của các tế bào thần kinh do sự thoái hóa và hoạt hóa của tế bào hình sao năm ở vùng hải mã. Đồng thời, loại củ này còn có tác dụng nuôi dưỡng hệ thần kinh, kích hoạt sự hình thành và tăng trưởng, bảo vệ các noron thần kinh. Chính vì thế, loại củ này còn được dùng để điều trị bệnh trầm cảm, sa sút trí tuệ như đãng trí, alzheimer,…
Làm đẹp
Do gừng có khả năng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa nên chúng được sử dụng trong việc sản xuất các dòng dược mỹ phẩm tự nhiên để điều trị, ngăn ngừa lão hóa da, giảm sắc tố hay viêm da. Đã có rất nhiều dòng sữa rửa mặt, kem dưỡng,.. có thành phần từ loại củ này.
Kháng khuẩn, nấm
Trong gừng có chứa các thành phần như citral, β-bisabolene, zingiberene, geranyl acetate, geraniol, β-sesquiphellandrene, … giúp chống lại các vi sinh vật gây hại, kháng khuẩn và nấm. Chúng được sử dụng trong dược phẩm rộng rãi với chức năng là chất chống vi khuẩn, đồng thời cũng là chất bảo quản tự nhiên trong thực phẩm và mỹ phẩm.
Một số cách trị bệnh từ gừng
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng gừng để điều trị một vài bệnh phổ thông đơn giản như:
Trị lở loét miệng
Bạn sử dụng nước gừng tươi uống và súc miệng hàng ngày, sau khoảng 2 – 3 lần sẽ có cải thiện bất ngờ, khoảng 60 – 90% các vết lở loét biến mất.
Ngăn ngừa sâu răng
Sáng và tối bạn súc miệng bằng nước gừng nóng hay uống nước nóng trong ngày nhiều lần sẽ giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa và điều trị sâu răng hiệu quả.
Trị đau nửa đầu
Khi bạn bị đau nửa đầu thì hãy dùng nước gừng nóng, xoa đều hai tay và massage, bóp đều quanh vùng đầu bị đau tầm 15 phút. Việc này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn thậm chí là mất hoàn toàn.
Say rượu bia
Sử dụng nước gừng nóng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm tiêu tan lượng cồn trong máu, cải thiện tình trạng sau rưỡi cũng như đau đầu do uống rượu bia gây ra. Bạn có thể pha thêm một chút mật ong để uống cùng làm tăng thêm hiệu quả. Đây là một cách giã rượu cực kỳ hiệu quả.
Cải thiện sắc mặt nhợt nhạt
Sử dụng nước gừng nóng để rửa mặt vào buổi sáng và tối sẽ giúp cho da mặt thêm hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu ngủ, thiếu chất hay làm việc quá sức sẽ nhanh chóng tan biến. Bạn nên duy trì trong 60 ngày liên tiếp để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra nước loại củ này nóng còn giúp cải thiện tình trạng da khô ráp cũng như các vết thâm ở trên da.
Gừng – Trị gàu
Bạn có thể trị gàu bằng việc sử dụng nước gừng nóng thay thế dầu gội. Đầu tiên, bạn thái lát tươi hành miếng nhỏ hoặc giã nát, đắp đều lên da đầu 10 – 15 phút, và dùng nước loại củ này nóng gội lại thật sạch là được.
Đau vai, đau lưng
Khi xuất hiện các triệu chứng đau lưng, đau vai, bạn nên dùng nước gừng nóng cùng muối và dấm ăn. Dùng khăn sạch thấm đều vào hỗn hợp loại củ này tươi, mật ong, giấm lên vùng bị đau nhiều lần. Nhờ đó mà cơ bắp được lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả.
Trị giun kim
Vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng trước khi đi ngủ, đồng thời uống 1 – 2 cốc nước loại củ này nóng trong khoảng 10 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả.
Trồng gừng như nào cho đúng?
Gừng là loài dễ trồng và chăm sóc nên không cần tốn quá nhiều công sức mà vẫn đem lại được năng suất cao. Việc trồng tại nhà cũng rất đơn giản. Bạn có thể trồng loại củ này theo 2 cách: Trồng vào bao tải , chậu hoặc trồng trên mặt đất.
Chọn giống
Dù trồng theo cách nào thì bạn cũng cần phải lựa chọn được giống gừng khỏe, không bị nhiễm bệnh. Bạn nên chọn những loại có củ nhỏ để trồng sẽ cay và thơm hơn, cây sau khi lớn không quá cao, hạn chế được gãy lá. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những củ có thân dày, vỏ nguyên vẹn, trơn nhẵn, không bị khô héo và bỏ đi phần gốc là được.
Trồng trong bao tải, chậu
Đất trồng phải sạch và đầy đủ dưỡng chất để cây sinh trưởng và phát triển. Bạn có thể cải tạo đất theo công thức: ⅓ đất sạch, ⅓ phân chuồng cùng ⅓ trấu hoặc mùn cưa là được. Sau đó thì vùi gừng xuống đất khoảng 2,5 đến 3cm. Chỉ cần bạn chăm sóc, bón phân, tưới nước cho cây đầy đủ là cây có thể phát triển tốt.
Trồng trên đất
Bạn cần làm sạch đất sau đó lên luống lên hàng và bón phân cải tạo đất bằng phân lân và phân chuồng. Đất đã đủ chất dinh dưỡng thì bạn vùi củ gừng xuống và chăm sóc tưới nước thường xuyên là được. Cách trồng và chăm sóc rất đơn giản mà không cần cầu kỳ vì vậy ai cũng có thể trồng được.
Bên cạnh trị bệnh gừng được chiết xuất làm tinh dầu
Đôi nét về tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng rất được mọi người ưa chuộng bởi chúng đem đến rất nhiều lợi ích như chống oxy hóa, kháng khuẩn, giúp thư giãn,… Tinh dầu loại củ này có màu vàng nhạt, trong suốt, có mùi thơm ấm, cay nồng xen lẫn mùi gỗ trầm.
Giống như gừng thì tình dầu của nó cũng hội tụ đầy đủ các công dụng, có lợi cho sức khỏe như giúp kháng khuẩn, nấm gây bệnh; chống oxy hóa, chống viêm đồng thời nó còn rất tốt cho hệ hô hấp và làm thư thái tinh thần, giúp giải tỏa căng thẳng, stress, làm cân bằng tâm trạng và ngủ ngon hơn.
Sử dụng tinh dầu gừng
Một số cách sử dụng tinh dầu gừng đơn giản bạn tham khảo thêm:
- Sử dụng qua đường hô hấp: Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu, máy khuếch tán và cho vài giọt tinh dầu gừng vào để cho mùi hương lan tỏa khắp nơi, rất dễ chịu.
- Sử dụng cho ngoài da: Nhỏ vào kem dưỡng 1 – 2 giọt tinh dầu thoa vào vùng da thô ráp để chăm sóc, dưỡng ẩm cho da.
- Pha loãng tinh dầu gừng với dầu dừa, dầu jojoba, dầu bơ, dầu hạnh nhân… để làm massage cơ thể giúp giảm đau, lưu thông máu,…
Lưu ý khi dùng tinh dầu gừng
Khi sử dụng chúng, bạn cần một vài chú ý nho nhỏ
- Không bôi trực tiếp tinh dầu vào các chỗ vết thương hở.
- Phụ nữ mang thai, trẻ dưới 1 tuổi, người mắc bệnh thần kinh và cao huyết áp không nên sử dụng tinh dầu gừng.
- Không uống trực tiếp tinh dầu gừng.
- Nên thử nghiệm ở một vùng da nhỏ để theo dõi xem có bị mẫn cảm hay dị ứng hay không.
- Không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp vào mắt hoặc các vùng nhạy cảm vì dễ gây ra tổn thương.
- Không lạm dụng tinh dầu gừng quá mức.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về cây gừng, loài cây phổ biến, quen thuộc. Với nhiều công dụng và ứng dụng trong cuộc sống, bạn hãy lưu ý khi sử dụng chúng để phát huy tốt nhất tác dụng nhé.