Cây nghệ hay còn gọi là khương hoàng, đây là một loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ gừng – với các thân rễ bò ngang tạo ra củ. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới đông nam của Ấn Độ. Củ nghệ được biết đến là một loại dược liệu không khó tìm ở nước ta. Bạn đã biết hết những công dụng của và cách dùng của củ nghệ chưa ?
Những điều cần biết về củ nghệ
Củ nghệ là loại củ nằm ở dưới mặt đất, được hình thành nên từ phần rễ của cây nghệ Đó cũng chính là phần có thể thu hoạch sử dụng của cả cây nghệ, và cũng dùng chính phần củ này làm giống để trồng cho những vụ sau.
Củ nghệ thông thường có ba loại là nghệ đen, nghệ đỏ và nghệ vàng. Tuy nhiên loại nghệ đen không được trồng nhiều và không được sử dụng phổ biến. Nghệ đen thì có vỏ ngoài màu bạc hơi tối, nhìn giống vỏ củ gừng, phần ruột có màu tím xung quanh ở lõi giữa có màu xám đen. Chứ không hoàn toàn đen quả, tuy nhiên vì màu sắc có phần tối nên người ta phân biệt với nghệ vàng nên mới có tên gọi như vậy.
Đối với nghệ vàng hay còn được gọi là nghệ ta, có màu sắc vỏ ngoài nâu nhạt khi đạt tiêu chuẩn thu hoạch, hoặc vàng nhạt cho tới vàng cam khi còn non. Phần ruột của củ nghệ bên trong có màu vàng cam hoặc hơi nhạt so.
Nghệ đỏ thì được trồng nhiều hơn, do lượng chất bên trong tốt hơn. Người còn hay gọi là nghệ nếp, kích thước cũng có phần nhỉnh hơn, mặt vỏ bên ngoài nhẵn bóng và có phần mỏng hơn nghệ vàng. Phần ruột sẽ có màu cam ánh đó, cũng vì thế hay được gọi là nghệ đỏ để phân biệt với nghệ vàng.
Công năng thần kì chỉ có ở củ nghệ
Củ nghệ đem đến rất nhiều lợi ích cho con người kể cả nghệ đen hay nghệ vàng. Tuy nhiên, vì tính phổ biến của nghệ vàng, nghệ đỏ nhiều hơn, thông dụng hơn, vì thế hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về giống nghệ có màu sắc bắt mắt này.
Củ nghệ trong y học
Từ xa xưa, củ nghệ đã được biết đến với nhiều công dụng chữa nhiều bệnh cho con người. Đặc biệt trong nghệ chứa chất curcumin có vị hơi đắng, một hoạt chất giúp chữa các bệnh ung thư, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp và đặc biệt là dạ dày. Hoặc dùng để giúp các vết loét mau lành, các chấn thương, cải thiện hệ miễn dịch, kháng viêm, cũng vì thế các mẹ bầu mới sinh xong thường hay dùng.
Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng tinh bột củ nghệ để chữa các bệnh liên quan tới tiêu hoá, dạ dày. Không những thế, hợp chất curcumin còn giúp ngăn ngừa các cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch. Cũng như có khả năng cải thiện hệ thần kinh, hay được điều chế các thuốc giúp chống trầm cảm.
Ngoài việc chữa các bệnh bên trong cơ thể, nước ép củ nghệ còn giúp giảm các triệu chứng của các bệnh về da như chàm, thuỷ đậu, zona thần kinh, các bệnh dị ứng. Củ nghệ tươi còn dùng rất nhiều trong nấu ăn, vừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, vừa tạo màu sắc, lại có khả năng giảm mùi tanh cho thực phẩm khi sử dụng cùng.
Củ nghệ dùng trong mỹ phẩm, làm đẹp
Từ xa xưa củ nghệ còn được xem như một loại cây cổ truyền giúp làm đẹp cho người phụ nữ. Đặc biệt hay được sử dụng như một cách để làm lành các vết sẹo, mờ sẹo, giảm thâm. Ngày nay, được tinh chế thành nhiều sản phẩm làm đẹp với công dụng như một chất chống oxy hoá, có khả năng làm kháng khuẩn, giúp nhanh chóng phục hồi các tổn thương trên da.
Đồng thời củ nghệ còn giúp ức chế các sắc tố melanin, từ đó giúp làn da được khoẻ mạnh, sáng đều hơn. Đối với một số tình trạng mụn trứng cá, các tinh chất trong nghệ còn có tác dụng kiểm soát làm dịu lỗ chân lông, từ đó giảm tình trạng mụn và cải thiện làn da.
Hoạt chất curcumin của củ nghệ giúp ngăn việc hình thành mỡ thừa, đặc tính chống viêm cũng giúp sức khoẻ tốt hơn, tránh tình trạng béo phì của cơ thể. Không những thế còn giúp làn da của bạn được đẹp hơn từ bên trong, do curcumin trong nghệ sẽ giúp sản xuất ra các enzyme cần thiết cho việc giải độc gan, giúp thanh lọc cơ thể.
Những điểm quan trọng cần lưu ý khi sử dụng nghệ
Củ nghệ có rất nhiều công dụng, vì thế làm sao để sử dụng hiệu quả giúp đạt được những mong muốn tốt nhất, hãy cùng mình theo dõi những lưu ý quan trọng sau đây nhé.
Không nên sử dụng thường xuyên
Mọi người thường nghĩ, nghệ là tốt, tuy nhiên khi sử dụng để uống thường xuyên, chỉ nên chọn loại tinh bột nghệ, tức là phần tinh được tách ra khỏi lượng tinh dầu và nhựa nghệ, chỉ giữ lại các chất tốt nhất.
Củ nghệ thông thường chứa khá nhiều tinh dầu và nhựa, nếu sử dụng thường xuyên có thể gây nóng gan, vàng da. Vì thế, mặc dù là một loại gia vị hay được dùng dạng củ tươi trong nấu ăn, nhưng bạn cần tránh dùng quá nhiều.
Một số người không nên sử dụng củ nghệ
Đối với những người mắc các bệnh máu khó đông, những bệnh nhân cần làm phẫu thuật, phụ nữ có tình trạng rong kinh cũng không nên dùng, do loại dược liệu này có tác dụng làm chậm quá trình đông máu.
Không sử dụng cho các bé dưới 5 tuổi, vì các bé hệ tiêu hoá hoàn toàn hoàn thiện. Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng tốt dưới dạng đã nấu chín nhưng khi mang thai thì lại không nên sử dụng vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Sử dụng củ nghệ đúng cách
Tuy có nhiều công dụng nhưng lại có khả năng hấp thụ qua đường tiêu hoá không cao, vì thế khi sử dụng bạn hãy pha cùng nước ấm, thêm một chút mật ong để kích thích, tăng cường quá trình hấp thụ của dược liệu này.
Mọi người hay sử dụng nhiều trong quá trình điều trị các bệnh dạ dày, tuy nhiên vì nghệ có tính nóng, nên chỉ nên uống sau ăn 1h đồng hồ, khi đói sẽ làm giảm tác dụng có thể gây hại đến hệ tiêu hoá của bạn. Và đặc biệt khi sử dụng tinh bột nghệ không nên sử dụng cùng các loại thuốc tây chữa dạ dày có tác dụng kháng axit, đặc biệt là bệnh nhân trào ngược dạ dày nên cân nhắc sử dụng nghệ.
Đối với những bạn sử dụng trong làm đẹp, đặc biệt là dùng trực tiếp nghệ tươi hay bột nghệ thì nên để khô tự nhiên trên da mặt, không nên chà xát mạnh, và sau vài tiếng nên rửa mặt lại để tránh tình trạng vàng da.
Mặc dù có nhiều công dụng được khoa học kiểm chứng, tuy nhiên, là một loại dược liệu tự nhiên, vì thế khi sử dụng bạn cần kiên trì trong thời gian dài với liều lượng thích hợp. Vì đôi khi tác dụng không thể nhanh chóng như các loại thuốc tây khác.
Lạm dụng nghệ sẽ gây ra những tác hại như thế nào?
Củ nghệ có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, tuy nhiên không phải thế mà có thể lạm dụng loại dược liệu này. Đặc biệt đối với một số người có các bệnh đặc thù thì không nên sử dụng.
Không nên dùng quá nhiều mỗi ngày, đặc biệt là chỉ nên dùng tối đa 2-4 muỗng đối với bột củ nghệ, và tuỳ sức khoẻ mỗi người. Vì nếu dùng nhiều có thể gây buồn nôn, rối loạn hệ tiêu quá, đặc biệt là những bệnh nhân mẫn cảm có thể gây nên tình trạng thiếu sắt.
Vì hoạt chất trong củ nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu nên nếu dùng quá nhiều có thể khiến cho những người có vấn đề về bệnh này có thể nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh nhân phẫu thuật. Ngoài ra các hoạt chất trong nghệ nếu dùng nhiều có thể gây hại cho gan.
Những thứ cần chuẩn bị trước khi trồng nghệ
Cây nghệ có thể mọc quanh năm tuy nhiên, nếu không tính toán thời gian trồng có thể không cho thu hoạch chất lượng củ nghệ tốt nhất. Đây là loại cây sinh trưởng tốt trong khí hậu ôn hoà, đất ẩm, nhu cầu nước cao nên thích hợp trồng vào đầu những mùa mưa, khoảng mùa xuân hoặc 2 tháng cuối mùa đông.
Nghệ được trồng từ phần củ và rất dễ sinh sôi Bạn nên chọn những củ nghệ bánh tẻ hoặc già, không quá non để sinh trưởng tốt hơn. Là những củ có phần vỏ hơi đậm màu hơn và chỉ nên để 2-3 nhánh không nên để cả cụm dày. Vì mỗi nhánh sẽ có rất nhiều các mắt mọc lên các chồi non, nếu để quá dày cây sẽ khó phát triển tốt.
Đất trồng nghệ là đất thịt tơi xốp để phần củ dễ dàng phình to ra, giữ ẩm vì nghệ cần nhiều nước, tuy nhiên phải thoát nước tốt tránh củ nghệ bị thối lủn. Vì một bụi nghệ khi sinh trưởng không chiếm quá nhiều diện tích nên nếu không có đất vườn bạn cũng có thể trồng trong những chiếc chậu, hay thùng xốp hoàn toàn đều được.
Phương pháp trồng và chăm bón củ nghệ hợp lí
Củ nghệ có tính kháng khuẩn, miễn dịch cao nên hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình chăm sóc. Tuy nhiên lại là cây ưa nước nên giai đoạn đầu cần chú ý tưới cho cây, nếu trồng ít ở nhà nên để những nơi có phần mát. Tuy nhiên không nên để cây quá nhiều nước, phần củ nghệ dễ bị thối rữa.
Khi trồng bạn nên để luống cao 20-25cm, rộng tới 1m. Trước khi trồng nên bón lót phân ủ hoai mục hoặc các loại NPK. Sau đó cho củ nghệ giống xuống và rải thêm một lớp đất, đồng thời có thể phủ lên một lớp rơm rạ để giữ ẩm. Khoảng 1 tuần sau khi được trồng, các mầm từ củ sẽ bắt đầu được nhú lên, củ sẽ bắt đầu ra rễ, bén xuống.
Khi nghệ bắt đầu lên khoảng các lá thứ 3, thứ 4 thì bạn có thể bắt đầu vun xới cỏ dại, lên tới lá thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu bón thúc NPK. Cũng thường xuyên vun xới để tạo điều kiện giữ ẩm cho đất, tránh tình trạng phần củ bị trồi lên, vì lúc này, củ nghệ đã bắt đầu đẻ ra rất nhiều dưới mặt đất.
Kết bài
Củ nghệ là một dược liệu dân gian quý được sử dụng từ bao đời nay ở nước ta. Không chỉ dùng trong sinh hoạt nấu ăn thường ngày mà còn dùng để chữa trị các loại bệnh và giúp chị em làm đẹp. Cây nghệ trồng và chăm sóc rất dễ, cũng không yêu cầu cao về thổ nhưỡng hay khí hậu. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức để có thể sử dụng và trồng ngay tại nhà mình nha.